4 điểm nhấn kinh tế tác động trực tiếp đến vĩ mô toàn cầu cần lưu ý

Kinh tế vĩ mô toàn cầu đang bị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tác động chủ yếu thông qua chính sách tiền tệ của họ. Fed quản lý nguồn cung tiền tệ trong nước và có ảnh hưởng đến các thị trường tài chính toàn cầu.

Theo Báo cáo vĩ mô và chiến lược của Mirae Asset, do áp lực lạm phát cơ bản vẫn cao, Fed tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản vào đầu tháng 5/2023 lên mức 5–5,25% — mức cao nhất trong hơn 15 năm qua, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sức khỏe hiện tại của hệ thống ngân hàng Mỹ (về việc có 3 ngân hàng Mỹ sụp đổ chỉ trong 2 tháng, một phần do bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao kéo dài).

Đáng chú ý, Chủ tịch Fed cũng tin rằng tình trạng bất ổn gần đây đã được cải thiện kể từ tháng 3 và nhiều ngân hàng đã có sự chuẩn bị liên quan vấn đề thanh khoản.

Chu kỳ thắt chặt lãi suất của Fed sắp kết thúc

4 điểm nhấn kinh tế tác động trực tiếp đến vĩ mô toàn cầu cần lưu ý

Theo Mirae Asset, Fed tiếp tục thực hiện cam kết giảm lạm phát. Tuy nhiên, trong phát biểu lần này, ông Powel không còn nhấn mạnh rằng "có thể vẫn cần thắt chặt hơn nữa". Chúng tôi tin rằng khả năng cao là Fed sẽ ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 6/2023 sắp tới.

Chủ tịch Fed cũng tin rằng tình trạng bất ổn gần đây đã được cải thiện kể từ tháng 3 và nhiều ngân hàng đã có sự chuẩn bị liên quan vấn đề thanh khoản. Do đó, giai đoạn tiếp theo sau chu kỳ thắt chặt sẽ là giữ lãi suất ở mức cao, đồng thời theo dõi xem liệu lạm phát có xu hướng giảm xuống hay không. Theo Mirae Asset, yếu tố quan trọng cần theo dõi trong thời gian tới là độ trễ giữa chính sách tiền tệ và tác động của nó đối với nền kinh tế Mỹ. Nếu độ trễ ngắn, nền kinh tế Mỹ có thể tránh việc rơi vào suy thoái.

Kinh tế hạ nhiệt nhưng lạm phát vẫn cao so với mục tiêu của Fed

Vào tuần cuối cùng của tháng 4/2023, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ đã công bố dữ liệu về Chi tiêu của người tiêu dùng (PCE) không có nhiều thay đổi trong tháng 3, nhưng chỉ số giá PCE lõi tăng 0,3% MoM (+4,6% YoY) và chỉ số tiền lương tăng 1,2% QoQ. Theo quan điểm của Bloomberg, lạm phát PCE lõi cuối năm nay có thể duy trì ở mức 3,8%, cách xa mục tiêu của Fed là 2% ngay cả trong trường hợp suy thoái kinh tế có thể xảy ra trong năm 2023.

Do áp lực lạm phát cơ bản vẫn cao, Fed đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất vào đầu tháng 5 vừa qua. Do chi tiêu cho dịch vụ tăng trong khi chi tiêu cho hàng hóa giảm nên chỉ số PCE không thay đổi trong tháng 3.

4 điểm nhấn kinh tế tác động trực tiếp đến vĩ mô toàn cầu cần lưu ý

Trong những lạm phát thành phần mà Fed quan tâm nhất, áp lực giá cả trong các ngành dịch vụ thâm dụng lao động đặc biệt duy trì dai dẳng. Dữ liệu cũng cho thấy chi phí lương tăng đáng kể trong quý đầu tiên trong bối cảnh thị trường lao đang động thắt chặt và chi phí lương vẫn tăng trong khu vực tư nhân; điều này giải thích cho việc lạm phát duy trì ở mức cao trong suốt năm 2023.

Đáng chú ý, Mỹ đang căng thẳng với những nỗ lực nâng trần nợ công ở mức 31,4 nghìn tỷ USD cũng đặt ra một mối đe dọa khác có thể xảy ra đối với nền kinh tế nước này.

Vài điểm chú ý về kinh tế toàn cầu sau báo cáo tăng trưởng quý 1/2023

Về tổng thể, tác động của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga–Ukraine đã khiến quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm. Về mặt tích cực, sự phục hồi của Trung Quốc, sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, chính là chìa khóa quan trọng cho việc tăng trưởng. Ngoài ra, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm bớt sau một năm, sự xáo trộn trong thị trường năng lượng và thực phẩm do xung đột gây ra cũng đang giảm dần.

4 điểm nhấn kinh tế tác động trực tiếp đến vĩ mô toàn cầu cần lưu ý

Đồng thời, Mirae Asset cũng kỳ vọng rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương bắt đầu mang lại kết quả, đưa mức lạm phát quay về mức mục tiêu của các nhiều ngân hàng trung ương vào cuối năm 2023 và 2024 đối với hầu hết các quốc gia.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của IMF vào tháng 4, lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ mức 8,7% cuối năm 2022 xuống 7% vào năm 2023 và 4,9% vào năm 2024 do giá hàng hóa tiếp tục giảm; tuy nhiên, lạm phát lõi có khả năng giảm chậm hơn.

Theo IMF, những bất ổn gần đây trong lĩnh vực tài chính sẽ được kiềm chế, theo đó, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 3,4% năm 2022 xuống 2,8% năm 2023, trước khi tăng chậm lại và ổn định ở mức 3% vào năm 2024. Trong đó, các nền kinh tế phát triển sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái, đặc biệt là khu vực EU và Anh. Ngược lại, nhiều nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi được dự phóng sẽ tăng tốc từ 2,8% năm 2022 lên 4,5% trong năm nay.

PMI – Một bước lùi lớn

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tháng 4 cho thấy PMI của EU tiếp tục giảm sâu dưới ngưỡng 50 điểm. Ngược lại, Mỹ và khu vực ASEAN ghi nhận PMI trên vùng 50 điểm. PMI của Hàn Quốc, Trung Quốc, và Nhật Bản gần như đi ngang dưới ngưỡng 50 điểm.

Số liệu PMI cho thấy nhu cầu đặt hàng xuất khẩu toàn cầu vẫn suy yếu, đặc biệt ở EU. Đáng chú ý, tháng 4 là tháng thứ 11 liên tiếp khu vực nhà máy ở EU bị thu hẹp, với khối lượng sản xuất lần đầu tiên giảm trong năm 2023 do nhu cầu suy yếu và lượng hàng tồn kho của khách hàng cao.

4 điểm nhấn kinh tế tác động trực tiếp đến vĩ mô toàn cầu cần lưu ý

PMI của Việt Nam đạt 46,7 trong tháng 4 – giảm thêm một bậc so với mức 47,7 của tháng 3, và dưới ngưỡng 50 lần thứ 5 trong vòng 6 tháng qua. Theo S&P Global, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới của Việt Nam giảm mạnh hơn trong tháng 4 trong khi việc làm giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Ngoài ra, sản xuất chế tạo giảm tháng thứ hai liên tiếp và tốc độ giảm mạnh do các công ty gặp khó khăn trong việc thu hút đơn đặt hàng mới trong bối cảnh nhu cầu yếu tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Theo S&P Global, tốc độ giảm trong tháng 4 nhanh hơn so với tháng 3.