Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường bảo vệ môi trường, trong đó đặt ra các mốc thời gian cụ thể nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Hà Nội.
Theo đó, từ ngày 1/7/2026, toàn bộ xe mô tô, xe gắn máy chạy xăng sẽ không được phép lưu thông trong phạm vi Vành đai 1.
Lộ trình tiếp theo sẽ mở rộng ra Vành đai 2 từ 1/1/2028, bao gồm cả hạn chế ô tô cá nhân sử dụng xăng dầu.
Đến năm 2030, chính sách sẽ tiếp tục được áp dụng trong khu vực Vành đai 3.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 9,2 triệu phương tiện đang lưu hành, phần lớn là xe máy. Động thái này sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược điện hóa giao thông đô thị, mở ra “thời cơ vàng” cho các doanh nghiệp xe máy điện trong nước như VinFast, Selex Motors và Dat Bike bứt phá.
![]() |
VinFast sở hữu danh mục xe máy điện đáp ứng nhiều phân khúc |
VinFast hiện là thương hiệu xe máy điện lớn nhất Việt Nam tính theo doanh số, với hơn 70.000 xe bán ra trong năm 2024.
VinFast tập trung vào phân khúc xe máy điện bình dân và tầm trung, với thiết kế hiện đại, thời trang và tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Ở nhóm giá dưới 20 triệu đồng, VinFast cung cấp các mẫu Motio (giá chỉ 12 triệu đồng), Evo Lite Neo và Evo Neo. Phân khúc 20–30 triệu đồng gồm các dòng Evo200 Lite, Feliz Neo, Klara Neo, Vento Neo.
Trong đó, Klara Neo và Feliz Neo được thị trường ưa chuộng với tốc độ tối đa 60km/h, pin LFP bền, chạy được tới 112 km/lần sạc, chống nước chuẩn IP67. Ở phân khúc cao cấp, VinFast có Vento, Vento S và Theon S – mẫu đắt nhất, giá đề xuất 56,9 triệu đồng.
Tất cả các mẫu xe đều dùng pin LFP hoặc lithium-ion, tích hợp động cơ Bosch, chống nước IP67, kết nối ứng dụng điện thoại, và di chuyển được trên 100km mỗi lần sạc đầy.
Bên cạnh VinFast, một tên tuổi khác cũng đang tạo ra nhiều sự chú ý trong thị trường xe máy điện thời gian qua là Selex Motors. Ra đời năm 2018, Selex Motors theo đuổi mô hình “hệ sinh thái mở” với ba thành phần chính: Xe điện, pin tiêu chuẩn hóa và trạm đổi pin thông minh.
Điểm khác biệt lớn nhất của hãng là mô hình pin hoán đổi – người dùng không cần chờ sạc, chỉ mất chưa tới 2 phút để đổi pin tại trạm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tới 40–50% so với xe xăng.
![]() |
Xe điện của Selex Motors có giá từ 27-29 triệu đồng |
Hai mẫu xe chính của Selex là Selex Camel 1 và Selex Camel 2, có giá lần lượt 27,8 triệu và 28,8 triệu đồng, tốc độ tối đa 70–80 km/h, quãng đường 70–80km mỗi lần đổi pin. Xe thiết kế phù hợp với giao hàng, logistics, chở nặng, đặc biệt thu hút các đối tác thương mại điện tử.
Gần đây, Selex Motors đã ký kết với Ahamove và Be Group để đưa hàng nghìn xe điện vào hoạt động. Hãng đặt mục tiêu mở rộng hệ thống trạm đổi pin lên hàng trăm điểm tại các đô thị lớn trong vài năm tới – một chiến lược hạ tầng có thể thay đổi cục diện toàn ngành.
Hãng hiện có hai dòng sản phẩm chính:
- Quantum S-series gồm các mẫu S1 (49,9–59,9 triệu đồng), S2 (42,9 triệu đồng) và S3 (34,9–35,9 triệu đồng). Các mẫu xe này có thiết kế hiện đại, màu sắc đa dạng, vận hành êm ái và động cơ mạnh mẽ.
- Weaver series với các phiên bản Weaver, Weaver 200 và Weaver++, nổi bật nhờ quãng đường di chuyển lên tới 200 km/lần sạc, động cơ 7.000W, tốc độ tối đa 90 km/h và khả năng sạc nhanh – chỉ 20 phút để đi được 100km.
Năm 2022, Dat Bike đã gọi vốn thành công 25 triệu USD, chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với pháp nhân đặt tại Singapore. Tính đến cuối 2024, vốn điều lệ của công ty đạt 258 tỷ đồng, cho thấy niềm tin lớn từ giới đầu tư vào tiềm năng bứt phá của xe máy điện Việt.
Việc Hà Nội chính thức cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026, rồi mở rộng dần ra Vành đai 2 và 3, không chỉ là một bước đi đột phá về môi trường - mà còn là cột mốc quan trọng định hình lại toàn bộ thị trường phương tiện hai bánh tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, VinFast, Selex Motors và Dat Bike, mỗi hãng một thế mạnh đang mạnh mẽ tăng tốc để chiếm lĩnh thị phần.