Cầu Tứ Liên - “Nút vàng” trong trục kết nối xuyên tâm Thủ đô
Theo Quyết định phê duyệt phương án hướng tuyến của UBND TP Hà Nội, cầu Tứ Liên nối từ đường Nghi Tàm (Tây Hồ) vượt sông Hồng đến khu vực giao với đường Trường Sa (QL5 kéo dài) tại Đông Anh, tổng chiều dài khoảng 5,15 km. Tổng thầu EPC là Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương - hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thi công, phát triển hạ tầng.
Siêu dự án này sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện trục giao thông chiến lược từ trung tâm Hà Nội sang phía Bắc sông Hồng, giảm tải cho cầu Chương Dương và Nhật Tân, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho toàn vùng Đông Bắc Thủ đô. Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, tăng ca tăng kíp, vận công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian triển khai, hoàn thành trong 24 tháng, khánh thành công trình vào 19/5/2027.
![]() |
Cầu Tứ Liên không chỉ là công trình biểu tượng mới của Thủ đô mà còn là động lực kích hoạt chuỗi đô thị hai bên sông Hồng phát triển mạnh mẽ |
Không chỉ có vai trò kết nối giao thông, cầu Tứ Liên còn là biểu tượng cho chiến lược “phủ sóng” hạ tầng sang phía Đông Bắc Thủ đô, đưa khu vực này bước vào chu kỳ phát triển đô thị hiện đại. Với tổng mức đầu tư lên khoảng 19.830 tỷ đồng cùng thiết kế kiến trúc ấn tượng, cầu Tứ Liên được kỳ vọng trở thành điểm nhấn cảnh quan mới của Hà Nội.
Nằm ngay sát cầu Tứ Liên, đại đô thị Vinhomes Global Gate đang nổi lên như một tâm điểm mới đầy sôi động trên bản đồ bất động sản Hà Nội. Với quy mô 385 ha, được phát triển để trở thành Thành phố Expo đầu tiên của Việt Nam, Vinhomes Global Gate không chỉ sở hữu vị trí “cận giang, cận lộ” hiếm có mà còn kết nối trực tiếp với các tuyến huyết mạch như QL5 kéo dài, Vành đai 3.5 và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
![]() |
Khi cầu Tứ Liên hoàn thành vào năm 2027, từ Vinhomes Global Gate tới trung tâm Hà Nội chỉ mất 5 phút di chuyển |
Theo các chuyên gia, cầu Tứ Liên sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ nội đô đến Vinhomes Global Gate chỉ còn khoảng 5 phút. Điều này tạo ra lợi thế lớn cho cư dân sinh sống, làm việc và đầu tư tại đại đô thị, đồng thời thúc đẩy tiềm năng của bất động sản tại dự án.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dịch chuyển về các khu vực có quy hoạch bài bản, hạ tầng dẫn lối, thì những dự án như Vinhomes Global Gate - vừa có chủ đầu tư uy tín, vừa đón đầu sóng hạ tầng - đang là đích ngắm của giới đầu tư dài hạn.
Hội tụ chuỗi hạ tầng tỷ đô, Đông Bắc Thủ đô thành điểm đến đầu tư chiến lược
Không chỉ riêng cầu Tứ Liên, hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược khác cũng đang và sắp hiện diện tại khu vực Đông Bắc Hà Nội, tạo nên lực đẩy cộng hưởng cho thị trường địa ốc.
Trong đó, đáng chú ý hơn cả là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia - “kỳ quan” mới của Thủ đô, nằm ngay trong lòng Vinhomes Global Gate, đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến về đích vào tháng 7/2025.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đây sẽ là nơi tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/2025 - 2/9/2025). Trong tương lai, trung tâm triển lãm quy mô Top 10 thế giới sẽ là điểm đến thường xuyên của các hội chợ, triển lãm tầm cỡ quốc tế, góp phần đưa Đông Anh thành trung tâm giao thương mới của Hà Nội, đồng thời khai mở nền kinh tế Expo tỷ đô cho Việt Nam.
![]() |
The Grand Expo đang tăng tốc về đích, sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh |
Bên cạnh đó, Đông Bắc Thủ đô còn hưởng lợi lớn từ sân bay quốc tế cấp 4E Gia Bình (Bắc Ninh) và tuyến đường nối vào trung tâm Hà Nội - tổng mức đầu tư hơn 40.300 tỷ đồng. Tại cuộc họp ngày 10/5 vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương phải hoàn thành bộ đôi công trình để kịp phục vụ APEC 2027. Khi đi vào hoạt động, sân bay Gia Bình sẽ là trạm trung chuyển quốc tế quan trọng, cùng với tuyến đường nối với Hà Nội, qua Vinhomes Global Gate và cầu Tứ Liên, thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch - logistics của cả vùng.
Với loạt động thái hạ tầng trọng điểm, giới quan sát cho rằng Đông Bắc Hà Nội đang bước vào một chu kỳ phát triển thần tốc, tương tự những gì đã diễn ra ở phía Tây Hà Nội cách đây hơn một thập kỷ. Từ một vùng đất nông nghiệp, Đông Anh đang “thay da đổi thịt” mạnh mẽ nhờ quy hoạch và đầu tư đồng bộ, từ cả khu vực công và tư.
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh quỹ đất khu trung tâm ngày càng hạn hẹp, dư địa tăng trưởng tới hạn, dịch chuyển đầu tư sang các khu đô thị vệ tinh với kết nối tốt và hệ sinh thái hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu. Đồng thời, việc khởi công cầu Tứ Liên được xem là “liều doping” mạnh mẽ kích hoạt dòng tiền đổ về Đông Bắc Thủ đô.