Tín hiệu tích cực với tăng trưởng

Tối 2/7 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên.

Chuyên gia: Mỹ cắt giảm thuế đối ứng với Việt Nam là 'deal tốt'

Tín hiệu tích cực với tăng trưởng.

Nhận định về điều này, PGS-TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, với mức thuế đối ứng được cắt giảm đáng kể, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như những lo ngại trước đó nếu bị áp mức 46%.

Theo ông, mức thuế được áp dụng theo tỷ lệ nội địa hóa là 1 tín hiệu tốt cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số của kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Thế Anh cũng đưa ra lưu ý, với mức thuế như vậy thì doanh nghiệp nước khác có thể sẽ phát triển công nghiệp phụ trợ và nguồn nguyên liệu ngay trên đất Việt Nam để tránh thuế.

Tác động như thế nào đến FDI?

Bình luận về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Việt Nam được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trên mạng xã hội, TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Cao cấp Đại học Bristol (Anh) đánh giá đây là một thành công.

Về ảnh hưởng đến các ngành hàng trong nước, ông Tuấn phân tích, phía đối tác Mỹ niêm yết đã phản ứng qua việc giá cổ phiếu của những công ty giày dép và may mặc như Nike tăng mạnh. Như vậy họ đánh giá là ‘deal’ này tốt, dù cổ phiếu không giật lên hơn 10% như khi ông Trump tuyên bố hoãn thuế 90 ngày.

Bức tranh xuất khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng ghi dấu ấn đậm nét với kim ngạch xuất khẩu bình quân những tháng sau cao hơn những tháng trước.
Bức tranh xuất khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng ghi dấu ấn đậm nét với kim ngạch xuất khẩu bình quân những tháng sau cao hơn những tháng trước.

Về những tác động đến các dòng vốn FDI, ông Tuấn cho rằng phải xem đối thủ mình được gì? “Và kể cả chênh lệch 10% thì có đáng để họ bỏ Việt Nam sang các nước đó không? Câu chuyện không chỉ là thuế quan, còn nhiều vấn đề liên quan khác nữa”, ông Tuấn nói.

Dẫn lại một số quan điểm khác, ông Tuấn cho rằng hiện nay có một số ý kiến nhận định có thể phá giá VND để cân bằng tác động thuế quan. Tuy nhiên, lựa chọn đó mang đến rủi ro là bị buộc tội thao túng tỷ giá.

“Và nên nhớ bài học của Canada đang đàm phán thương mại mà đi sau lưng đánh thuế dịch vụ số (không phải thuế quan hay thuế lên hàng hóa), thì ông Trump dừng đàm phán liền. Thay vào tính toán kiểu đánh du kích như vậy, hãy nghĩ làm sao hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí để bù thuế quan”, ông Tuấn nêu khuyến nghị.

“Chốt lại, nhiều khả năng là sẽ còn nhiều chi tiết nữa và phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa để biết rõ thêm”, ông Tuấn kết luận.