Đón đầu xu hướng nâng hạng, khối ngoại có thể đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu  Việt Nam từ nửa cuối năm 2021?

Nhận định về diễn biến này, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, quy mô dòng vốn ngoại 6 tháng đầu năm 2021 đạt mức cao so với thời điểm tháng 12 năm 2020. Dòng vốn ngoại trên thị trường mặc dù có sự thay đổi lúc ra, lúc vào nhưng tổng danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là hơn 51,3 tỷ USD. Nếu tính trên quy mô và điều chỉnh danh mục đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có rút ra trên thị trường cổ phiếu nhưng lại đầu tư trên thị trường trái phiếu. Thêm vào đó, mức đầu tư trên thị trường trái phiếu rơi vào hơn 9.000 tỷ đồng. Rõ ràng, dòng vốn nước ngoài vẫn ở Việt Nam, chỉ thay đổi danh mục đầu tư.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, số lượng các quỹ được thành lập mới tăng cả về số lượng lẫn quy mô; điều đó cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường. Hiện, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ nhìn nhận thị trường ở góc độ mua bán đơn thuần mà họ còn có quan điểm xa hơn là việc hướng đến các sản phẩm đầu tư bền vững trên thị trường.

Về câu chuyện độ mở của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, ông Dũng cho biết, so với các nước trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam có độ mở lớn. Tuy nhiên, việc tham gia hay rút khỏi thị trường còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của nhà đầu tư đối với từng thị trường.

Theo ông, các giải pháp để thu hút dòng vốn ngoại chính là đa dạng hóa sản phẩm và tăng quy mô, cũng như tăng số lượng và cải thiện chất lượng của các doanh nghiệp niêm yết. Đồng thời, cải thiện các thủ tục hành chính cũng như các quy định để tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đó là những giải pháp mà cơ quan quản lý đã và đang triển khai.

Trong khi đó, theo ông Dương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD): "Thực tế, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giành sự quan tâm nhất định đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tác động chung của cả kinh tế thế giới. Và cũng từ thực tế quan sát, chúng tôi thấy sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường của chúng ta, chủ đạo là nhà đầu tư cá nhân. Rất nhiều NĐT cá nhân đến từ những thị trường phát triển trong khu vực, nổi bật là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản… Còn về các quỹ, các tổ chức đầu tư tham gia vào thị trường, chúng tôi nhận thấy số lượng nhà đầu tư đến từ các nước có thị trường chứng khoán phát triển như là Châu Âu, Mỹ cũng chiếm số đông".

Theo ông Tuấn, số lượng các tổ chức tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam đăng ký mã số tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa phải quá lớn, nhưng chất lượng cũng đã có sự tăng lên, có sự hiện diện của những nhà đầu tư có danh mục đầu tư ở quy mô toàn cầu.

Ngoài ra, các tổ chức Lưu ký toàn cầu đã có hoạt động tại thị trường Việt Nam như Citibank, HSBC, Standard Chartered…

"Có một điều thực tế là khi thị trường càng phát triển, chúng ta càng thu hút các nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường. Trong số các nhà đầu tư quốc tế đó, có nhiều loại hình quỹ đầu tư, nhiều loại hình, mô hình tổ chức đầu tư khác nhau trong đó có cả những quỹ đầu tư mang tính chất đầu tư mạo hiểm, nên sự luân chuyển dòng vốn rất là nhanh. Đây là một trong những minh chứng cho sự hấp dẫn của sự phát triển thị trường. Và đương nhiên là chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận, cũng sẽ phải sẵn sàng tư thế chuẩn bị cho các tình huống xảy ra", ông Tuấn nhận định về động thái bán ròng của khối ngoại thời gian qua.

Theo ông Tuấn, điều quan trọng là chúng ta nhìn thấy vấn đề, phân tích và đưa ra chính sách phù hợp để không bị động.

Để thu hút dòng vốn ngoại, ông Tuấn cho rằng, mấu chốt ở đây là thị trường của chúng ta là phải ngày càng hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý. Và bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải có kết quả kinh doanh khả quan, nâng cao chất lượng quản trị công ty, để tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, từ đó thu hút tốt hơn những luồng vốn đầu tư có chất lượng vào thị trường.

Ngày 25/8, Công an TP. Hà Nội cho biết, Phòng An ninh Kinh tế, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu vừa phối hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong xác minh, điều tra, làm rõ một số vụ việc có dấu hiệu giao dịch thao túng thị trường chứng khoán giúp cơ quan này thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng với mức phạt tiền cao.

Căn cứ kết quả xác minh của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã xử phạt một số đối tượng cung cấp thông tin sai sự thật và cung cấp công văn giả mạo trên mạng xã hội.

Việc điều tra, xác minh của lực lượng chức năng Công an TP. Hà Nội đã góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao uy tín của cơ quan quản lý, niềm tin vào kỷ cương, kỷ luật, ý thức tuân thủ pháp luật trên thị trường chứng khoán.

Dòng tiền cá nhân bất ngờ xả bán nhóm cổ phiếu bất động sản phiên 26/8/2021

Trong phiên VN-Index giảm điểm về sát mốc 1.300, dòng tiền cá nhân trong nước ghi nhận mua ròng 124 tỷ đồng - giảm hơn ...

Khối ngoại bán ròng 380 tỷ đồng phiên VN-Index điều chỉnh trở lại

Trong phiên VN-Index giảm điểm dưới lực cản từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, giao dịch khối ngoại hôm nay quay lại bán ròng sau ...

Cổ phiếu MHC vượt mệnh giá sau khi về đáy, cổ đông lớn lần lượt bán chốt lời

Mặc dù lợi nhuận sau thuế cả năm 2021 đã hoàn thành vượt chỉ tiêu chỉ sau nửa đầu năm, tuy nhiên, cổ phiếu MHC ...