Tính đến thời điểm 14h, VN-Index giảm 4,44 điểm (0,33%) còn 1.348,61 điểm, VN30-Index giảm 2,57 điểm (0,17%) còn 1.474,49 điểm.

Lực kéo từ nhóm vốn hóa lớn giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Nhóm cổ phiếu phân bón bất ngờ quay đầu bứt phá trong phiên chiều với bộ đôi DCM, DPM tăng trần. Bên cạnh đó, LAS và BFC cũng khởi sắc trở lại.

5330-ngp
Diễn biến nhóm cổ phiếu phân bón sau ATC

So với phiên trước đó, 1 mã đầu ngành phân bón như DCM hay DPM gần như đã hồi về giá cũ.

Trong nhóm phân bón đến thời điểm 14h30, chỉ còn PCE, PMB và TSC là đang giảm điểm trong đó PCE giảm hơn 6% về mức 17.000 đồng

Trước đó, ngay sau khi giờ nghỉ kết thúc, đà giảm của thị trường tiếp tục được nới rộng trong Tại thời điểm 13h30, VN-Index giảm 15,47 điểm (1,14%) còn 1.337,58 điểm, VN30-Index giảm 12,46 điểm (0,84%) còn 1.464,6 điểm.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng phi mã kèm theo nhu cầu cao trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến giá phân bón trên toàn cầu "nóng hầm hập" trong nửa đầu năm 2021. Với độ mở về kinh tế lớn, giá cả mặt hàng phân bón tại Việt Nam nhanh chóng phản ứng tăng cao. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phân đạm của Việt Nam được hưởng lợi lớn, đồng loạt báo lãi đậm trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021.

Nhắc đến ngành phân đạm, người ta có thể nhớ ngay đến các thương hiệu phân đạm nổi tiếng như Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Cà Mau (DCM) hay Super Phốt phát và Hòa chất Lâm Thao (LAS)… Sau quý I/2021 ghi nhận sự trái chiều trong kinh doanh thì sang quý II, các công ty đã có sự cải thiện đến từ doanh thu lẫn lợi nhuận so với cùng kỳ.

Hưởng lợi tăng giá, doanh nghiệp phân bón đồng loạt lãi lớn trong quý 2 và nửa đầu năm 2021 - Ảnh 3.

Có thể thấy tác động rõ rệt nhất khi nhìn vào Tổng Công ty phân bón & Hóa chất Dầu khí – Đạm Phú Mỹ (DPM). Trong bối cảnh Nhà máy Đạm Phú Mỹ dừng bảo dưỡng định kỳ 30 ngày trong quý 2, doanh thu của doanh nghiệp vẫn ghi nhận tăng 34% lên mức 2.931 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí liên quan, Đạm Phú Mỹ báo lãi ròng hơn 684 tỷ đồng – mức cao nhất trong lịch sử hoạt động, qua đó vượt 140% kế hoạch kỳ vọng cả năm.

Bên cạnh mảng phân bón, điểm mới nổi bật trong kinh doanh của Đạm Phú Mỹ chính là việc đẩy mạnh nhóm sản phẩm hóa chất, chủ yếu là các loại hóa chất chuyên dụng gồm: NH3 (ammonia), UFC 85, CO2 và hóa chất chuyên dụng dầu khí. Thống kê cho thấy, giá ammonia trên thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2021 do nguồn cung thắt chặt và nhu cầu từ các hộ tiêu thụ lớn tiếp tục tăng lên.

Đối với "ông lớn" khác là Đạm Cà Mau (DCM), chỉ tiêu lợi nhuận cũng nhanh chóng được hoàn thành - vượt 17% chỉ sau nửa đầu năm 2021; riêng trong quý II, mức lãi ròng thu về đạt 282 tỷ đồng. Về doanh thu, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 4.236 tỷ đồng - tăng 29% so với nửa đầu năm ngoái.

Trong cơ cấu, doanh thu bán ure đạt 3.311 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ), chiếm khoảng 74% tổng doanh thu trong kỳ. Còn lại là doanh thu bán phân bón, bao bì và doanh thu khác.

Động thái dừng xuất khẩu phân bón của Trung Quốc – nơi chiếm đến 50% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam – đã mở ra thị phần rộng lớn của các doanh nghiệp phân bón Việt – đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nội địa. Theo đó, Phân bón Bình Điền (BFC) – một doanh nghiệp nổi tiếng tại thị trường nội địa – ghi nhận kết quả tích cực. Công ty chứng kiến doanh thu tăng 41% so với cùng kỳ lên 2.335 tỷ đồng.

Tính tổng nửa đầu năm, doanh thu ghi nhận lên tới 4.102 tỷ đồng trong đó doanh thu từ thị trường nội địa ghi nhận xấp xỉ 3.531 tỷ đồng (chiếm 86%) còn lại là thu từ xuất khẩu.

Tuy vậy, ngược dòng giữa mùa bội thu của các doanh nghiệp cùng ngành, Đạm Hà Bắc (DHB) tiếp tục lỗ 167 tỷ đồng trong quý II vừa qua. Mặc dù thu về khoản lãi gộp gần 136 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ gộp 50 tỷ đồng) song các chi phí tăng cao bào mòn hoàn toàn lợi nhuận khiến Đạm Hà Bắc nâng khoản lỗ lũy kế lên 5.162 tỷ đồng âm vốn chủ sở hữu 2.393 tỷ đồng.

Theo đánh giá của hàng loạt CTCK, các doanh nghiệp phân bón báo sẽ có kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong năm 2021, nhờ vào mặt hàng phân bón tăng trưởng mạnh về giá bán trong khi sản lượng chưa có nhiều sự cải thiện – hứa hẹn một khởi đầu mới cho ngành phân bón sau một chu kỳ đi xuống kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nhận được các động lực tăng giá từ các hoạt động M&A.

Đáng chú ý, các mã cổ phiếu trong ngành đều được nâng mức định giá, thị giá hiện tại được cho rằng đang ở mức rẻ với P/E xuống vùng thấp. Đây được xem là vùng hấp dẫn cho quyết định "xuống tiền" của nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại

Tuy nhiên, rủi ro cho ngành vẫn luôn thường trực. Trong buổi tọa đàm trực tuyến mới đây, ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức - Phát triển Khách hàng tổ chức, CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, việc phụ thuộc trực tiếp vào giá dầu khí ở khâu đầu vào sẽ khiến lợi nhuận ngành phân bón trở nên nhạy cảm với sự biến động của giá dầu thế giới.

Điểm mặt những cổ phiếu tốt trên HOSE và HNX nửa đầu năm 2021

Các tiêu chí về EPS, ROE, ROA, tăng trưởng lợi nhuận,... thường giúp nhà đầu tư tìm ra cổ phiếu có nền tảng cơ bản ...

Thị trường chứng khoán (13/8): HAH tiếp tục giảm sàn, VN-Index mất mốc 1.350 điểm

Về cuối phiên sáng 13/8/2021, áp lực bán dâng cao khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu, trong đó PVS giảm 2,6%, ...

PC1 nhận chuyển nhượng 99,9% vốn tại CTCP Thiết bị Thương mại

CTCP Xây lắp Điện I (HOSE: PC1) vừa thông qua phương án nhận chuyển 293.736 cổ phần của CTCP Thiết bị thương mại - tương ...