Dẫn nguồn VNEconomy, cập nhật từ báo cáo tài chính quý 3/2023 của 40 công ty chứng khoán (tương đương 96 tổng vốn chủ sở hữu của ngành) cho thấy, tại thời điểm 30/9, dư nợ cho vay ký quỹ toàn thị trường ở mức 155.600 tỷ đồng - tăng hơn 12.000 tỷ đồng (+8,4%) so với cuối quý trước và tăng gần 36% so với đầu năm.

So với thời điểm dư nợ margin đạt đỉnh hồi quý 1/2022 (184.000 tỷ đồng), số liệu này thấp hơn 28.000 tỷ đồng.

Ở một số công ty ghi nhận dư nợ marging lớn có thể kể đến SSI, VNDirect, Mirae Asset, TCBS, ACBS,... Tuy nhiên, với tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức thấp dưới 2 lần, có thể thấy room cho vay margin hiện vẫn còn dư địa tăng và rủi ro căng margin chưa xuất hiện.

Dư nợ cho vay margin tăng cao xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư cá nhân trong nước đã tích cực hơn trong bối cảnh lãi suất giảm, chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn so với ngân hàng.

Nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng tới 19.000 tỷ đồng cổ phiếu trong ba quý qua, trái ngược mức 16.000 tỷ đồng bán ròng ở cả năm trước, bất chấp khối ngoại bán ròng. Số tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở mới cũng liên tục lập kỷ lục trong vòng một năm trở lại.

Mặc dù cho vay margin tăng mạnh nhưng nghiệp vụ này không hẳn là con gà đẻ trứng vàng cho các công ty chứng khoán trong quý 3 vừa qua. Tại Chứng khoán HSC, cho vay margin tăng mạnh lãi từ nghiệp vụ này lại suy giảm; tại SSI cho vay margin cũng tăng nhưng tăng trưởng lãi cho vay không đáng kể chỉ tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng này diễn ra tương tự ở VNDirect,...

Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng mảng tự doanh nên hầu hết công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý đều đạt mức lãi sau thuế tăng bằng lần như ACB, VIX, SSI,... Đây cũng là điều dễ hiểu nếu so với mức nền thấp của cùng kỳ khi VN-Index vẫn miệt mài lao dốc.

Cuối quý 3/2023, dự nợ margin nhóm chứng khoán gần 156.000 tỷ đồng