3228-coi
Hình minh họa (nguồn internet)

Trên thị trường chứng khoán hiện tại, dòng cổ phiếu bất động chiếm tới 21,39% vốn hóa thị trường và chỉ đứng sau nhóm cổ phiếu ngân hàng. Do đó, các chuyên gia đánh giá mức độ tác động của hai nhóm cổ phiếu này sẽ nắm quyền chi phối cả thị trường.

“Dù trong thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế, chỉ cần ngân hàng và bất động sản hoạt động tốt, thị trường chứng khoán cũng sẽ tốt theo, tuy nhiên hàng trăm doanh nghiệp khác lại trong tình trạng liêu xiêu”, Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Trong các room chứng khoán, cổ phiếu bất động sản luôn hút được sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư và các chứng sỹ vẫn thường “mách nước” nhau ôm dòng cổ phiếu này. Nhiều mã tiềm năng nhưng vẫn nằm trong nhóm vừa và nhỏ, đủ sức cho các nhà đầu tư cá nhân ít vốn muốn chen chân.

Nhà đầu tư Phạm Mạnh cho rằng, đầu tư cổ phiếu bất động sản cần tính đến triển vọng lâu dài do ngành này không tăng đột biến như nhiều ngành khác trên thị trường. Tuy nhien, đây là nhóm này có khả năng tăng trưởng tương đối chắc chắn và an toàn cho nhà đầu tư dài hạn.

2357-die
Biến động giá một số cổ phiếu nhóm ó bất động sản thời gian gần đây

Ông Vũ Ngọc Quang, Chuyên gia Phân tích Cổ phiếu của SSI Research cũng khẳng định, việc tác động giá cổ phiếu bất động sản sẽ mang tính chất lâu dài.

“Do tính chất chu kỳ nên nhóm ngành này tăng chậm hơn so với các ngành khác”, ông Quang cho biết.

Kể cả trong thời điểm thị trường chứng khoán thăng hoa và vượt ngưỡng 1.400 điểm, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn tỏ ra yếu thế khi không có nhiều mã đột phá.

Theo thống kê của SSI Research, tính đến ngày 31/7, cổ phiếu bất động sản chỉ tăng tầm 30% trong khi mức tăng của cổ phiếu thép là 57%, chứng khoán hơn 70% và ngân hàng xấp xỉ 34%.

Ông Hoàng Văn Thọ, chuyên gia Phân tích ngành Bất động sản, CTCP Quản lý Quỹ Dragon Capital thông tin, trong 6 tháng đầu năm, thị trường không chứng kiến đợt sóng nào của bất động sản và sự tăng trưởng trong ngành trở nên phân hóa rõ nét. Cụ thể, các mã hưởng lợi từ các quỹ ETF hay có câu chuyện riêng như tăng vốn, ghi nhận lợi nhuận sau thời gian dài tích lũy,... sẽ được chú ý nhiều hơn.

Đặc biệt, các chuyên gia nhận định dịch bệnh COVID-19 quay trở lại, giáng thẳng xuống nhiều khu công nghiệp trọng nghiệp phía Nam, khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “đóng băng” mọi hoạt động, các dự án bị đình trệ. Điều này sẽ được thể hiện rõ nhất trong kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp tới đây.

Do đó, sẽ rất khó để cổ phiếu nhóm bất động sản, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp có thể tạo sóng trên thị trường. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, đây vẫn sẽ là kênh tăng trưởng ổn định vì dịch bệnh chỉ là yếu tố ngắn hạn và thời kỳ khó khăn sẽ qua đi khi các nước kiểm soát được tình hình.

Ông Thọ cũng nhìn nhận, môi trường lãi suất thấp cũng là sự hậu thuẫn vững chắc cho doanh nghiệp bất động sản. Trong suốt 10 năm gần đây, chỉ cần lãi suất được đảm bảo ổn định cũng đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt. Vậy nên, lãi suất thấp như hiện nay sẽ mang đến sự tích cực cho cổ phiếu nhóm bất động sản trong dài hạn.

Diễn biến cổ phiếu SSI và STB: Vốn ngoại chảy vào - tiền nội rút ra

Trong phiên VN-Index tăng mạnh mẽ (ngày 9/8/2021) bất chấp những dự đoán về việc chỉ số sẽ rung lắc tại ngưỡng kháng cự 1.350 ...

Cổ phiếu KDH bất ngờ bị nhóm tự doanh chốt lời mạnh phiên 9/8

Sau phiên mua ròng mạnh cuối tuần trước, khối tự doanh công ty chứng khoán đã đảo chiều bán ròng gần 70 tỷ đồng ngay ...

Nhà đầu tư sẽ chốt lời cổ phiếu BAB (BacABank) trong đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu tới đây?

Ngày 11/8/2021 tới đây, Ngân hàng TMCP Bắc Á - BacABank (HNX: BAB) sẽ chốt quyền trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với ...