Bất chấp COVID-19, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam vượt ngoài mong đợi |  VTV.VN

Dẫn đầu về doanh thu là Phú Tài (PTB) với doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 3.063 tỷ đồng - tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó ngành gỗ mang lại 1.817 tỷ đồng - đóng góp 59,3% tổng doanh thu; đây cũng là mảng kinh doanh duy nhất tăng trưởng về doanh thu so với nửa đầu năm ngoái.

Nếu Phú Tài có đa dạng mảng kinh doanh thì Gỗ An Cường (ACG) đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến gỗ. Công ty này đang nắm hơn 55% thị phần nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu trang trí phân khúc trung – cao cấp tại Việt Nam.

Kết thúc nửa đầu năm 2021, ACG đạt 1.709 tỷ đồng doanh thu thuần - tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ.

Một doanh nghiệp khác là Lâm nghiệp Việt Nam (VIF) ghi nhận lũy kế doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 1.133 tỷ đồng - tăng hơn 27% cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý nhất là mức tăng trưởng doanh thu của Gỗ MDF VRG Quảng Trị (MDF) với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 đạt 605 tỷ đồng - cao gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.

Nhờ doanh thu tăng cao mà các doanh nghiệp gỗ cũng đã có lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong đó Gỗ An Cường (ACG) dẫn đầu về lợi nhuận với gần 238 tỷ đồng - tăng 43% so với cùng kỳ; Vinafor (VIF) lãi sau thuế đạt gần 201 tỷ đồng - tăng 40% so với nửa đầu năm 2020; Phú Tài (PTB) ghi nhận lợi nhuận 180 tỷ đồng - tăng 45% so với cùng kỳ.

Hiện PTB đang có kế hoạch đầu tư xây dựng Nhà máy gỗ Bình Định với hai giai đoạn, dự án được đầu tư từ quý IV/2020 đến năm 2022 sẽ hoàn thiện trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư 236,8 tỷ đồng đưa vào hoạt động từ quý II/2021 với khoảng 50% công suất thiết kế.

Với Gỗ MDF VRG Quảng Trị (MDF), sau khi ghi nhận mức lãi cao kỷ lục trong quý II, lũy kế 6 tháng năm 2021 của doanh nghiệp được nâng lên mức 47,6 tỷ đồng và là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm vượt tới 71% mục tiêu về lợi nhuận chỉ sau nửa năm.

Với Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF), mặc dù lãi thấp nhất trong nhóm các doanh nghiệp gỗ với lợi nhuận ròng chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng sau nửa đầu năm song riêng quý II, TTF đã ghi nhận lãi 42 tỷ đồng - đánh dấu việc công ty trở lại có lãi sau hai quý liên tiếp công ty kinh doanh lỗ.

Đáng chú ý năm 2021, TTF đặt ra kế hoạch doanh thu tăng 67% lên 2.025 tỷ đồng; lãi trước thuế 59 tỷ đồng, gấp 3,2 lần thực hiện năm trước.

Hai doanh nghiệp gỗ khác là Gỗ Đức Thành (GDT) Gỗ Thuận An (GTA) mặc dù chỉ quy mô khiêm tốn nhưng hiệu quả kinh doanh lại rất khả quan trong đó GDT kết thúc 6 tháng với doanh thu 215 tỷ đồng - tăng 26%; lợi nhuận sau thuế đạt 37 tỷ đồng - tăng 23% so với nửa đầu năm ngoái. Đây cũng là doanh nghiệp thường xuyên chi cổ tức cao trong năm với trung bình 3 đợt mỗi năm (tất cả đều là cổ tức bằng tiền).

Đáng chú ý, không chỉ tự thiết kế và sản xuất sản phẩm, Gỗ Đức Thành (GDT) còn thực hiện gia công cho các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Hiện tại, phần lớn doanh thu của GDT hiện đến từ hoạt động xuất khẩu với các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu. Đối với các thị trường Châu Á, GDT đã xây dựng cơ sở khách hàng trung thành với hầu hết là đối tác của GDT hơn 10 năm như Lotte Mart, Nitori, H1 Global, Fair Friend, Dong Yang International.

Trong khi đó, kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, Gỗ Thuận An (GTA) cũng đạt mức doanh thu tăng trưởng 2 con số và lãi 10,3 tỷ đồng - tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Là công ty chuyên xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ tới thị trường Indonesia, Malaysia, Thái Lan,… đặc biệt là 2 thị trường truyền thống Mỹ và EU, trong một chia sẻ với báo chí, lãnh đạo của Gỗ Thuận An cho biết, công ty đã có đơn hàng xuất khẩu kín cả năm 2021, đang sản xuất với 130% công suất và sắp mở thêm nhà máy mới ở Bình Phước.

Những năm gần đây, đồ gỗ Việt Nam liên tục được xuất đi các nước trên thế giới và chiếm lĩnh được những thị trường khó tính. Về phần mìnhm các doanh nghiệp xuất khẩu cũng tuân thủ nghiêm các yếu tố về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu minh bạch nên được khách hàng lựa chọn.

Bên cạnh đó kinh tế toàn cầu tiếp tục ghi nhận xu hướng hồi phục của nhiều nền kinh tế chủ chốt như: Mỹ, Trung Quốc, EU… Đây cũng là những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam.

Trong nửa cuối năm 2021, các chuyên gia nhận định, nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng nhanh. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021 vượt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD.

Kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu dệt may phát tín hiệu tăng sau 2 tháng lặng sóng

Thông tin doanh thu quý II và bán niên 2021 tích cực sau mùa báo cáo tài chính quý II/2021 đã giúp nhiều doanh nghiệp ...

Khi thị trường bước vào vùng trũng thông tin...

Đợt giảm mạnh vừa qua đã đưa mức định giá P/E toàn thị trường về quanh 16 lần – đây là mức khá hấp dẫn ...

Hoàn thành 3% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng, cổ phiếu DRH Holdings về dưới mệnh giá

CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2021 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu ...