1934-trai-phieu

Trong đó, các ngân hàng đã huy động 19.003 tỷ đồng VNĐ trái phiếu trên thị trường nội địa và 160 triệu USD trên thị trường quốc tế (HDBank). Các doanh nghiệp bất động sản huy động 2.027 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành xây dựng và sản xuất huy động lần lượt 1.508 tỷ đồng và 1.304,6 tỷ đồng.

Bất động sản, xây dựng và các tổ chức tín dụng huy động trái phiếu kỳ hạn dài, bình quân trên 4 năm. Nhóm ngân hàng liên tiếp trở thành nhà phát hành trái phiếu lớn nhất kể từ tháng 4/2020.

Luỹ kế 12 tháng, các tổ chức đã huy động gần 403.469 tỷ đồng trên thị trường nội địa và 345 triệu USD trên thị trường quốc tế. Với số liệu này, năm 2020, giá trị trái phiếu đã huy động thành công cao hơn năm 2019 đến 36%, tỷ lệ huy động thành công/lượng chào bán đạt 69,1%, cao hơn năm 2019 (đạt 67%).

Đối với phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, các tổ chức đã có 4 đợt huy động trái phiếu từ quý 3/2020. Trong đó, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đã huy động được 80 triệu USD trong tháng 10, HDBank huy động 30 triệu USD trong tháng 11 và 160 triệu USD trong tháng 12; một tổ chức khác đã huy động được 75 triệu USD.

Có 237 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu sau 11 tháng

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có báo cáo tổng hợp tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng 11/2020. ...

Kinh doanh và Phát triển Bình Dương muốn huy động 700 tỷ đồng trái phiếu bổ sung vốn hoạt động

Mới đây, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE – Mã: TDC) thông qua phương án phát hành trái phiếu. Theo đó, doanh ...

Kho bạc Nhà nước dự kiến mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ

Năm 2020 không hẳn là quãng thời gian thuận lợi cho công tác phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), khi cả thị trường quốc ...