4352-hpi
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo đó, tỷ lệ phát hành 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 15 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá 396,7 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 trên báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán.

Sau phát hành Hải Phát Invest tăng vốn điều lệ từ gần 2.645 tỷ đồng hiện nay lên gần 3.042 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, năm 2020 Hải Phát Invest đạt 1.330 tỷ đồng doanh thu - giảm 61,3% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế còn giảm sâu 78,4% xuống còn gần 98 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 92 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2020 đạt hơn 516 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được, Hải Phát Invest thông qua phương án phân phối lợi nhuận, trong đó dành gần 397 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ chi trả 15%.

Mới đây, Hải Phát Invest cũng đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu thuần tăng 16,9% so với cùng kỳ, lên 744 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 138% lên mức 143 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 114 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 30/6/2021 đạt 604 tỷ đồng.

4959-phx
Lượng tiền mặt dự trữ của HPX chỉ vỏn vẹn 87 tỷ đồng tính đến quý II/2021. Trong khi đó, doanh nghiệp này đang ôm khoản nợ gần 5.500 tỷ đồng với hơn 3.360 tỷ đồng khoản phải trả ngắn hạn

Được biết, ngày 24/7/2018, cổ phiếu HPX chính thức niêm yết trên sàn HOSE. Tại thời điểm mới lên sàn, lãnh đạo HPX chia sẻ trên truyền thông về kế hoạch kinh doanh trong 3 năm tới. Theo đó, mục tiêu của HPX là đến năm 2020 sẽ đạt doanh thu thuần 5.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cán mốc 950 tỷ đồng, gấp lần lượt 1,7 lần và 3 lần so với năm 2018.

Tuy nhiên, nhìn lại kết quả kinh doanh của HPX từ năm 2018 trở lại đây, có thể thấy hầu như doanh nghiệp không thực hiện được kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Liên tục vỡ kế hoạch

2018 là năm đầu tiên Hải Phát Invest lên sàn. Trong năm này, HPX đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng và lãi sau thuế 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ thực hiện được 60% doanh thu thuần (1.922 tỷ đồng). Ban đầu, lãi sau thuế năm 2018 của HPX trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán là hơn 452 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2020, doanh nghiệp trình bày lại khiến lãi ròng tăng lên hơn 493 tỷ đồng.

Như vậy, trong năm 2018, mặc dù chỉ thực hiện 60% kế hoạch doanh thu thuần nhưng HPX đã đạt 110% kế hoạch lãi sau thuế.

Năm 2019, HPX đặt kế hoạch doanh thu thuần 4.294,2 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 720 tỷ đồng - tăng trưởng 59,3% so với năm 2018, tương đương con số tuyệt đối tăng là 267,7 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của HPX đạt hơn 3.442 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 451 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp chỉ thực hiện được 80% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch lợi nhuận.

Năm 2020, kế hoạch được Đại hội cổ đông thông qua là doanh thu thuần đạt 2.138 tỷ đồng và lãi sau thuế 412 tỷ đồng. Kết năm, công ty đạt 1.330 tỷ đồng doanh thu - giảm 61,3% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế còn giảm sâu 78,4% xuống còn gần 98 tỷ đồng.

Tại thời điểm quý IV/2020, Theo đánh giá của Chứng khoán VNDirect, Cam kết với cổ đông của HPX đạt 3/10 điểm. Còn xét về tổng quan (bao gồm các khía cạnh cam kết với cổ đông, tốc độ tăng trưởng, sức khỏe tài chính, khả năng sinh lời và vị thế doanh nghiệp), HPX chỉ đạt 4/10.

Loạt bê bối với khách hàng

4310-hpa

Không chỉ thất hứa với cổ đông, HPX còn dính nhiều bê bối với khách hàng.

Cụ thể, Dự án Khu đô thị Tân Tây Đô (hoàn thành 2014) của HPX là dự án gây nhiều tranh cãi nhất liên quan đến vấn đề xây dựng và vận hành tòa nhà, vấn đề nước sạch cho cư dân và đặc biệt là chậm trễ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại dự án do doanh nghiệp sai phạm về đầu tư, đất đai, quy hoạch, kiến trúc, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến dự án.

Dự án The Pride của doanh nghiệp này cũng gặp vấn đề liên quan đến việc chậm tiến độ; sau khi hoàn thành và bàn giao cho khách hàng, tòa nhà tiếp tục có nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ cũng như hoạt động vận hành tòa nhà.

Theo đó, thang máy của The Pride có tình trạng rơi tự do và hỏng liên tục; tầng hầm bốc mùi hôi thối nồng nặc của rác và bể phốt do bể phốt vỡ thường xuyên; tiền phí bảo trì của gần 2.000 hộ dân sống ở đây bị chủ đầu tư khất lần, chây ì bàn giao; chủ đầu tư khó khăn tổ chức hội nghị nhà chung cư, tự ý cắt xén các hạng mục tiện ích của căn hộ dù đã ghi rõ trong hợp đồng, không thành lập ban quản trị tòa nhà... Trước đó, dự án này đã từng bị đơn vị chức năng “bêu tên” suốt một thời gian dài vì chủ đầu tư đưa cư dân vào ở khi chưa nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy, vi phạm quy định của pháp luật.

Tại Dự án The Vesta, cư dân phản đối gay gắt việc chủ đầu tư Hải Phát Invest thông báo phá bỏ khu vui chơi trẻ em để làm bãi đỗ xe. Họ cho rằng đã bị chủ đầu tư lừa mua nhà.

VIC, CKV, MQN chốt quyền trả cổ tức ngày 17/8/2021

Trong ngày 17/8/2021, các doanh nghiệp như VIC, CKV, MQN sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng ...

FPT, VIC, CKV, MQN chốt quyền chia cổ tức các ngày 16 - 17/8/2021

Trong các ngày 16 - 17/8/2021, các doanh nghiệp như FPT, VIC, CKV, MQN sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông thực hiện chi ...

Thế Giới Di Động (MWG) điều chỉnh giảm tỷ lệ chia cổ tức, triển vọng doanh thu năm 2021 gặp khó

HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HOSE: MWG) vừa thông qua nghị quyết thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền ...