Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 trên báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán.

Về kết quả kinh doanh, năm 2020 Hải Phát Invest đạt 1.330 tỷ đồng doanh thu - giảm 61,3% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế còn giảm sâu hơn đến 78,4% xuống còn gần 98 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 92 tỷ đồng; tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2020 đạt hơn 516 tỷ đồng.

Mới đây, HPX đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 trong đó doanh thu và lợi nhuận sau thuế được ghi nhận tăng mạnh. Cụ thể, quý II năm 2021, doanh thu của HPX đạt 494 tỷ đồng - tăng 78,55% so với cùng kỳ. Trong kỳ, HPX cũng ghi nhận 92 tỉ đồng doanh thu tài chính trong đó chủ yếu là lãi bán các khoản đầu tư (85 tỷ đồng), còn lại là lãi tiền gửi.

Sau khi trừ chi phí và thuế thu nhập, HPX lãi ròng 72,4 tỷ đồng quý II/2021 trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 26 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế quý II/2021 của cổ đông công ty mẹ là 58,4 tỷ đồng - tăng 174,4% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu hợp nhất của HPX đạt hơn 744 tỷ đồng, lãi sau thuế xấp xỉ 143 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt xấp xỉ 60 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 114,46 tỷ đồng - tăng gần 95% so với cùng kỳ.

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm 2021 của HPX tăng mạnh nhưng dòng tiền thực sự lại không chảy về công ty.

0700-hpx
Nợ vay của HPX bất ngờ tăng mạnh nghìn tỷ trong quý II/2021

Lũy kế từ đầu năm đến cuối quý II/2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HPX âm 1.549 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm 180 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đến từ hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn của HPX tăng đột biến.

Trong 6 tháng đầu năm hàng tồn kho doanh nghiệp tăng thêm 1.454 tỷ đồng (tương đương 68%) lên 3.833 tỷ đồng trong đó 2.886 tỷ đồng là giá trị bất động sản để bán đang xây dựng, bất động sản đã hoàn thành để bán tồn kho 902 tỷ đồng và hàng tồn kho khác là 45 tỷ đồng.

Trước đó, tính đến hết năm 2020, hàng tồn kho của HPX còn nằm ở các dự án công trình dịch vụ thương mại như The Seahara Phú Yên với tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng; Hải Phát Plaza Đại Mỗ với tổng vốn hơn 2.500 tỷ đồng đặc biệt dự án này có liên quan đến vụ lùm xùm việc phải nộp tiền sử dụng đất hơn 517 tỷ đồng; Dự án Hà Phong – Khe Cá Quảng Ninh.

Vay nợ tài chính dài hạn tăng gần 95% trong 6 tháng

Tổng nợ phải trả 6 tháng đầu năm của HPX tăng 45,9% từ 3.757 tỷ đồng hồi đầu năm lên 5.483 tỷ đồng khi kết thúc tháng 6/2021; nợ ngắn hạn tăng 31,6% lên 3.366 tỷ đồng trong đó thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cao gấp 4,5 lần so với đầu năm, khoản tiền sử dụng đất tăng mạnh nhất: 572 tỷ đồng phát sinh trong 6 tháng đầu năm nhưng công ty mới thanh toán được 44 tỷ đồng.

Bên cạnh đó còn tăng từ khoản phải trả ngắn hạn khác, nổi bật là tiền thu từ các hợp đồng đặt cọc, vay vốn và hợp đồng khác liên quan đến các dự án bất động sản.

Nợ dài hạn tăng thêm 918 tỷ đồng lên mức 2.117 tỷ đồng tại ngày 30/6/2021. Riêng vay nợ tài chính dài hạn tăng gần 95% lên 1.883 tỷ đồng so với đầu năm.

Trên thị trường, cổ phiếu HPX đang giao dịch tại mức 43.xxx đồng (kết phiên ngày 1/9/2021)

Nhiều lùm xùm tại Dự án Chung cư The Pride "om" quỹ bảo trì khủng

Theo nguồn thuongtruong.com.vn, Chung cư The Pride do HPX làm chủ đầu tư, gồm 4 tòa nhà cao tầng (CT1 tới CT4; và nhiều tầng thương mại) có 1.944 căn hộ, với hơn 5000 nhân khẩu sinh sống.

Ban quản lý The Pride khẳng định không có mâu thuẫn với cư dân

Theo nghị quyết hội nghị nhà chung cư The Pride, 3 năm bầu lại Ban Quản trị, còn hội nghị nhà chung cư 1 năm tổ chức 1 lần vào khoảng tháng 7. Lần họp hội nghị nhà chung cư The Pride gần đây nhất là ngày 5/7/2020.

Theo ghi nhận nội dung tại cuộc họp hội nghị nhà chung cư The Pride ngày 05/7/2020, phần kinh phí bảo trì khối căn hộ là hơn 66 tỷ đồng. Nhưng tới thời điểm hiện tại, Ban Quản trị mới tiếp nhận số tiền 47 tỷ đồng (và gửi ngân hàng số tiền này). Như vậy, còn 19 tỷ đồng quỹ bảo trì – tải sản của cư dân, đang “trong túi” của chủ đầu tư hay ở đâu?

Kinh phí bảo trì khối thương mại là hơn 11,5 tỷ đồng (trong đó bao gồm cả diện tích để xe ô tô). Điều đáng nói, tới tháng 7/2020 – tức 2 năm sau khi thành lập Ban Quản trị, vẫn đang phải tiến hành phân định và thương thảo số tiền kinh phí phải chuyển về cho quỹ kinh phí bảo trì chung.

Như vậy, tổng quỹ bảo trì cụm Chung cư The Pride là khoảng 77,6 tỷ đồng. Số tiền này được chủ đầu tư quản lý, sử dụng nhiều năm từ khi tòa nhà đi vào hoạt động, cho tới khi chi trả dần về cho Ban Quản trị quản lý (sớm nhất là sau tháng 8/2018). Hiện nay, còn khoảng 30 tỷ đồng.

Chưa biết vì lý do gì mà sau nhiều năm đưa vào sử dụng (từ những năm 2015, 2016), chủ đầu tư chưa bàn giao dứt điểm quỹ bảo trì về cho cư dân – đại diện là Ban Quản trị quản lý. Có điều dễ nhận thấy rằng, chừng nào số quỹ còn bị “om” ở trong “túi” của chủ đầu tư thì chừng đó số tiền này (có nguy cơ) bị chiếm dụng, sử dụng vào mục đích khác của chủ đầu tư.

Ngược lại, hệ lụy của tình trạng trên là cư dân – đại diện là Ban quản trị không thể “tự quyết” được các quyền của mình vì còn phụ thuộc vào chủ đầu tư (do chưa dứt điểm, rạch ròi về quyền, trách nhiệm, tài chính). Đây được xem là nguyên nhân của những tranh chấp về quyền quản trị, quyền quản lý, khai thác các khu vực tiện ích khác trong cụm chung cư (VD như bãi xe).

Liên quan đến tài chính, kết quả kiểm toán cũng được cư dân đề nghị làm rõ. Đây được xem là căn cứ then chốt để các bên giải quyết dứt điểm các vấn đề tài chính cũ – mới khi “chuyển giao quyền lực” cho Ban Quản trị mới, cũng như giữa Ban Quản trị mới với chủ đầu tư. Cư dân kỳ vọng rằng kết quả kiểm toán minh bạch sẽ chỉ rõ tính chính đáng của những khoản chủ đầu tư chi sửa chữa hệ thống thiết bị ở tòa nhà khi còn thời hạn bảo hành.

Tuy nhiên, đến nay chưa công bố kết quả kiểm toán gây nghi ngờ trong cư dân, cho dù báo cáo hoạt động tại hội nghị nhà chung cư năm 2020 cho thấy, Ban Quản trị đã thuê kiểm toán.

Ở một diễn biến khác, cộng đồng cư dân cũng đang phải “vái tứ phương” để đòi hỏi Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ sau khi đã nộp 100% tiền hợp đồng mua bán nhiều năm nay mà chưa nhận được (Giấy chứng nhận).

Được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư phải khắc phục các sai phạm và nghĩa vụ tài chính tại dự án The Pride thì mới có căn cứ cấp Giấy chứng nhận cho cư dân.

Những vấn đề mà cư dân cụm Chung cư The Pride đang gặp phải cũng tương tự trường hợp ở Chung cư Tân Tây Đô (Đan Phượng). Hai dự án này đều do CTCP Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư. Chúng được giới thiệu là những dự án tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của Hải Phát ở lĩnh vực bất động sản.

Triển vọng giá cổ phiếu ngân hàng sau 1 tháng lao dốc

Khép lại 1 tháng tương đối buồn từ diễn biến giảm điểm của cổ phiếu nhóm ngân hàng, ở thời điểm hiện tại, giới đầu ...

Loạt cổ phiếu bluechips đi ngang trong tháng 8/2021

Trong một tháng qua (từ 30/7 đến 1/9/2021), thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tín hiệu hồi phục nhẹ. Nhóm cổ phiếu ngân ...

Shark Phú kể chuyện “chơi” chứng khoán mùa dịch: Lướt sóng biên độ 5 – 10%, VN-Index xuống 1.250 là có thể mua vào!

"Khi xuất hiện báo cáo kinh doanh quý III thì chứng khoán xuống; xuống đến đáy sẽ lên. Về cơ bản, tôi nghĩ chứng khoán ...