Theo ghi nhận, sản lượng trong tháng đạt 167.810 tấn - giảm 6% so với tháng 8/2020 trong đó sản lượng tôn mạ đạt 150.781 tấn, riêng xuất khẩu là 123.080 tấn, tỷ trọng 73% tổng sản lượng.

So với tháng trước, tổng sản lượng doanh nghiệp thép giảm 11%. Xuất khẩu duy trì tương đương tháng trước nhưng tiêu thụ nội địa giảm khiến sản lượng chung giảm. Doanh thu cũng ghi nhận giảm nhưng lợi nhuận tăng nhẹ 6%.

hsg-thang8-4779-1632705863.png

Đơn vị: tỷ đồng

Lũy kế 11 tháng, sản lượng tiêu thu đạt 2 triệu tấn - tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và vượt 14% kế hoạch năm. Doanh thu 42.551 tấn - tăng 74% và vượt 29%; lợi nhuận sau thuế 3.994 tỷ đồng - gấp 3,8 lần và vượt 166% kế hoạch năm.

SSI Research đánh giá kênh xuất khẩu có thể giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động hết công suất trong thời gian tới bất chấp tác động tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19 đối với nhu cầu trong nước, Hoa Sen đã có đơn hàng xuất khẩu để hoạt động hết công suất đến hết tháng 11. Xuất khẩu dự kiến chiếm 70% tổng sản lượng bán ra trong năm nay. Động lực chính của sản lượng xuất khẩu là thị trường Mỹ và châu Âu, có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các thị trường khác. Đơn vị dự kiến tỷ trọng từ thị trường Mỹ và châu Âu sẽ tăng từ 20 - 30% lên hơn 50%.

Mới nhất, Tâp đoàn đã phát hành 4,4 triệu cổ phiếu ESOP, tương ứng tỷ lệ 0,9% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành cho 54 người lao động, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch. Ngày kết thúc đợt phát hành là 15/9 và ngày dự kiến chuyển giao trong tháng 10/2021. Giá phát hành cổ phiếu ESOP là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, công ty đã thu về tổng 44 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu ESOP.

Được biết, cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng từ ngày 15/9/2021 đến 15/9/2022; sau thời gian này người lao động có thể thực hiện giao dịch.

Như vậy, sau đợt phát hành, số lượng cổ phiếu của công ty nâng từ 489,08 triệu cổ phiếu lên 493,48 triệu cổ phiếu.

Kết phiên sáng 27/9/2021, cổ phiếu HSG giảm nhẹ về mức 45.xxx đồng với hơn 6,1 triệu đơn vị khớp lệnh thành công.

4154-hsg

Biến động cổ phiếu HSG trong 3 tháng qua

Với kỳ vọng giải ngân đầu tư công từ nay đến cuối năm sẽ tăng lên để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế, nhóm cổ phiếu thép sẽ có những tác động nhất định.

Thống kê sau 8 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 187.285 tỷ đồng, tương ứng đạt 40,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này thấp hơn cùng kỳ năm 2020 là 46,41% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Sau 7 tháng đầu năm ghi nhận khởi sắc từ giải ngân đầu tư công, đã có tín hiệu chững lại trong tháng 8, chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nhìn về diễn biến giá cổ phiếu ngành thép, có thể thấy trong quý I và II, giai đoạn thị trường có tăng trưởng tích cực và trong xã hội cũng như chưa xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp ngành thép đã có kết quả kinh doanh khởi sắc. Tuy nhiên, bất chấp triển vọng lợi nhuận kỷ lục trong quý II, sang đầu quý III/2021, nhóm cổ phiếu này đã đi cùng xu hướng chung của thị trường sụt giảm mạnh.

CTCK Mirae Asset cho rằng lợi nhuận ròng của toàn bộ ngành thép trong năm 2021 sẽ khả quan. Do vậy báo cáo của CTCK này tiếp tục duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng các cổ phiếu trong ngành. Hiện tại, định giá của các cổ phiếu ngành thép của Việt Nam đang giao dịch ở mức P/E 10,8x và EV/EBITDA 6,5x. Với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 18% trong năm 2021, báo cáo dự phóng PE và EV/EBITDA kỳ vọng năm 2021 đạt 8,9x và 5,3x. Theo đó, Mirae Asset định giá ngành thép Việt Nam trong nửa sau năm 2021 vẫn đang rất hấp dẫn, với mức định giá thấp hơn 20% so với khu vực.

Còn theo CTCK VNDirect, sản lượng tiêu thụ và sản xuất ống thép xây dựng giảm so với những tháng trước do ảnh hưởng của COVID-19 và tháng mùa mưa, trong thời gian tới hy vọng sản lượng sẽ phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát và vào tháng cao điểm của xây dựng.

Ngoài ra nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn và nhu cầu này đã đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm, nhu cầu nhập thép lớn từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc đã khiến Bộ Tài chính đã từng có đề xuất tăng thuế xuất khẩu và giảm thuế nhâp khẩu, nhưng điều này đã không xảy ra.

Giá nguyên vật liệu, giá thép đầu ra được VNDirect dự báo sẽ ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp thép trong thời gian tới. Và triển vọng kinh doanh trong năm 2021 được đánh giá các doanh nghiệp sẽ giữ được phong độ của mình tuy nhiên, sang năm 2022, sẽ có sự sụt giảm.

Thị trường chứng khoán (6/9): Tăng gần 12 điểm, VN-Index tiến vào vùng kháng cự mạnh

Thị trường chứng khoán kết phiên 6/9/2021 với sắc xanh lan tỏa tại hầu hết các nhóm ngành; VN-Index tăng 11,74 điểm (0,88%) lên 1.346,39 ...

Cổ phiếu SD4 của Sông Đà 4 tăng trần, khả năng sinh lời bằng 0?

CTCP Sông Đà 4 (HNX: SD4) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên hậu kiểm toán với việc ghi nhận lợi nhuận ròng ...

Sóng đang cạn ở dòng cổ phiếu phân bón; dịch bệnh tiếp tục làm tổn thương nhóm thủy sản, dệt may

Trong khi nhóm doanh nghiệp dệt may, thủy sản đang chịu tác động nặng nền từ dịch COVID-19 thì nhóm phân bón (hóa chất) lại ...