Với mức tăng trưởng dự kiến đạt 3,2% vào năm 2024, IMF cho biết trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được công bố hôm thứ Ba, nền kinh tế Nga vượt qua tốc độ tăng trưởng dự báo của Mỹ (2,7%), Anh (0,5%), Đức (0,2%) và Pháp ( 0,7%).

Dự báo này gây khó chịu cho các quốc gia phương Tây đang tìm cách cô lập kinh tế và trừng phạt Nga và ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột giữa hai nước vào năm 2022.

Từ phía Nga, nước này cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây lên các ngành công nghiệp quan trọng của nước này đã khiến nước này trở nên tự cung tự cấp hơn và tiêu dùng tư nhân cũng như đầu tư trong nước vẫn có khả năng phục hồi tốt.

Trong khi đó, việc tiếp tục xuất khẩu dầu và hàng hóa sang các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, tránh lệnh trừng phạt và biến động giá dầu thế giới, giúp doanh thu xuất khẩu của Nga duy trì ổn định.

IMF: Mặc chiến tranh và cấm vận, kinh tế Nga tăng trưởng nhanh hơn nhiều cường quốc khác
Công nghiệp quân sự đóng góp phần lớn sản lượng GDP của Nga năm 2023 (theo IMF)

Tổ hợp công nghiệp - quân sự của Nga cũng đã mở rộng đáng kể trong thời kỳ chiến tranh khi chi tiêu và sản xuất quốc phòng tăng vọt. Nga đã thích nghi với trạng thái “bình thường mới” khi nền kinh tế của nước này được đặt trong tình trạng chiến tranh.

Tuy nhiên, IMF dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ ở mức vừa phải vào năm 2025, giảm xuống còn 1,8% “do tác động của đầu tư cao và tiêu dùng tư nhân mạnh mẽ, trong khi tăng trưởng tiền lương lại chậm và khó đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế”.

Vẫn còn nhiều cơn gió ngược

Tổng giám đốc của IMF, bà Kristalina Georgieva, cảnh báo rằng kinh tế Nga vẫn đang phải đối mặt với những cơn gió ngược nguy hiểm, bất chấp những dự báo lạc quan của Quỹ dành cho đất nước này.

“Hãy nhớ rằng đây là một nền kinh tế chiến tranh trong đó nhà nước là đối tượng đang đầu tư vào nền kinh tế chiến tranh này bằng nguồn lực tài chính đã được cân đo đong đếm, nếu không muốn nói là thắt lưng buộc bụng trong hàng thập kỷ", Giám đốc IMF chia sẻ cùng nhà báo của tờ CNBC tại Hội nghị thượng đỉnh các chính phủ thế giới ở Dubai vào tháng 2.

IMF: Mặc chiến tranh và cấm vận, kinh tế Nga tăng trưởng nhanh hơn nhiều cường quốc khác
Nhiều đợt nghỉ việc của công nhân, kỹ sư mà máy chế tạo xe ô tô ở thành phố Saint Petersburg

Bà cũng chỉ ra vấn đề chảy máu chất xám: làn sóng di cư hàng loạt của lao động chất lượng cao khỏi nước Nga. Tình trạng này phần nào bị gây ra bởi các lệnh trừng phạt đã khiến người lao động trong các ngành đòi hỏi tay nghề cao không thể tiếp cận được với cơ hội làm việc lý tưởng.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, cảnh báo Duma Quốc gia quốc hội Liên bang Nga vào ngày 8/4 rằng sản xuất ở nước này đang bị hạn chế do tình trạng thiếu lao động. Tuy vậy, tuần trước, bà Nabiullina cũng bày tỏ sự lạc quan về tỷ lệ lạm phát của Nga ( ở mức 7,7% trong tháng 3 ), nói rằng bà tin rằng đỉnh điểm đã qua, mặc dù còn quá sớm để bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Nhìn chung, tình hình lạc quan hiện nay sẽ giúp ông Putin tiếp tục các chính sách đã đề ra. Ông cam kết sẽ nâng cao mức sống ở Nga bằng cách tăng chi tiêu cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng công cộng, đồng thời đánh thuế cao các tập đoàn lớn và các cá nhân giàu có trong xã hội.