So với Nghị định 100 và Nghị định 123, nhiều hành vi vi phạm giờ đây phải đối mặt với mức phạt cao gấp nhiều lần, thậm chí lên đến hàng chục triệu đồng.
Cụ thể, theo điểm h khoản 9 Điều 7 của Nghị định 168, người điều khiển xe máy để trẻ em ngồi phía sau vòng tay qua người phía trước để lái xe sẽ bị phạt từ 8 triệu đến 10 triệu đồng, trừ trường hợp chở trẻ dưới 6 tuổi ngồi phía trước. Không chỉ bị phạt tiền, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
![]() |
Ngoài ra, điểm g khoản 2 Điều 7 quy định mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng cho hành vi chở cùng lúc 2 người trên xe máy, trừ các trường hợp đặc biệt như đưa người bệnh đi cấp cứu, chở trẻ dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật.
Cũng theo quy định mới, người lái xe máy chở trẻ trên 6 tuổi ngồi phía trước có thể bị phạt tới 10 triệu đồng và bị tước bằng lái tối đa 12 tháng. Trong khi đó, với trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi, nếu trẻ ngồi phía sau cùng một người lớn khác, người điều khiển sẽ không bị xử phạt.
Cách chở trẻ em đúng luật để tránh phạt
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên được xem như người lớn khi tham gia giao thông trên xe 2 bánh. Do đó, người lái chỉ được phép chở 1 trẻ từ 12 tuổi ngồi phía sau, và có thể kèm thêm 1 trẻ dưới 6 tuổi ngồi phía trước nếu cần.
![]() |
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên được xem như người lớn khi tham gia giao thông trên xe 2 bánh. Ảnh: Tổng hợp |
Quy định cụ thể về độ tuổi và vị trí ngồi trên xe máy:
- Dưới 6 tuổi: Được ngồi trước hoặc sau người lái, không vi phạm.
- Từ 6 đến dưới 12 tuổi: Chỉ được ngồi sau người lái, cùng một người lớn khác thì không bị phạt.
- Từ 12 tuổi trở lên: Chỉ được ngồi sau người lái, không được đi cùng người lớn khác ngoài tài xế.
Nhuq vậy, việc các quy định này nhằm đảm bảo an toàn giao thông và người điều khiển xe máy phải tuân thủ nghiêm ngặt khi chở trẻ em, tránh bị phạt, trừ điểm GPLX.