Với người dân miền Trung và Nam Trung Bộ, cá thác lác là cái tên đã quá quen thuộc. Loài cá nhỏ, sống nhiều ở ao hồ, đầm lầy này từng bị xem là... “thức ăn cho lợn gà” bởi ít thịt, nhiều xương, ít ai màng đến. Thế nhưng, qua thời gian, cá thác lác lại trở mình ngoạn mục, trở thành đặc sản có mặt trong nhiều nhà hàng, quán ăn.

Loài cá xưa cho lợn gà ăn nay 'lột xác' thành đặc sản đắt đỏ 'lên bàn tiệc', giá tới 300.000 đồng/kg

Cá thác lác vô cùng quen thuộc với người dân ở các miền quê - Ảnh minh họa

Từ “vô danh” đến đặc sản

Cá thác lác (hay còn gọi là cá thát lát) có hình dáng dẹt, phần đầu nhỏ, mắt lồi, thân cá mỏng như cá rồng hoặc cá bơn, khi trưởng thành dài từ 20–150 cm và nặng khoảng 200–500g, tùy loài.

"Hồi xưa vào mùa nước nổi, vớt một mẻ là đầy thác lác, nhưng người ta chỉ đem về nấu cho heo, gà ăn, chứ ít ai ăn vì thịt mỏng. Cá rẻ đến mức không mấy ai thèm mang ra chợ bán.

Tuy nhiên, ngày nay, cá thác lác được nuôi nhiều và trở thành nguyên liệu cho các món ăn giá trị cao như cá một nắng, chả cá thác lác… được tiêu thụ mạnh ở các siêu thị, nhà hàng. Đặc biệt, chả cá thác lác giá dao động từ 200.000–300.000 đồng/kg, không còn là món 'rẻ tiền' như xưa", chị Chung (An Giang) chia sẻ.

Loài cá xưa cho lợn gà ăn nay 'lột xác' thành đặc sản đắt đỏ 'lên bàn tiệc', giá tới 300.000 đồng/kg
Chả cá thác lác là món ăn được nhiều người ưa thích - Ảnh minh họa

Ngon, bổ và dễ chế biến

Phần thịt cá thác lác tuy không nhiều nhưng dai, ngọt, ít béo và giàu đạm, phù hợp với mọi lứa tuổi – từ trẻ nhỏ, người cao tuổi đến người ăn kiêng. Chị em nội trợ có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món như:

Canh khổ qua nhồi cá thác lác – thanh mát, bổ dưỡng

Canh chua cá thác lác – đậm đà vị quê

Chả cá chiên, hấp – tiện lợi, thơm ngon

Cá thác lác kho nghệ – đậm vị miền Tây

Nhờ hương vị tự nhiên và dinh dưỡng cao, cá thác lác đã trở thành món ăn “khoái khẩu” trong mâm cơm hiện đại, đồng thời góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người nuôi cá ở nhiều vùng quê.