Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trái cây là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp để ăn khi bụng đói, đặc biệt là vào buổi sáng trước bữa ăn.
Nếu ăn sai cách, trái cây không chỉ không phát huy lợi ích mà còn có thể gây ra tác dụng ngược, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Những loại trái cây không nên ăn khi đói bụng
Chuối: Không nên ăn chuối khi bụng rỗng, vì loại quả này chứa lượng magie cao. Ăn lúc đói có thể khiến mức magie trong máu tăng đột ngột, làm mất cân bằng canxi–magie, từ đó ảnh hưởng đến tim mạch và gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, như buồn nôn, đầy bụng và rối loạn nhịp tim ở người nhạy cảm.
![]() |
Không nên ăn chuối khi bụng rỗng |
Cam, quýt, bưởi (nhóm trái cây có múi): Các loại trái cây có múi chứa nhiều axit citric, khi ăn lúc bụng đói sẽ kích thích dạ dày tiết thêm axit, gây cảm giác cồn cào, ợ nóng, và nếu dùng thường xuyên có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
Cà chua: Cà chua giàu pectin và tannin – những chất này khi kết hợp với axit dạ dày có thể kết tủa và gây khó tiêu. Ăn cà chua lúc đói dễ gây đau bụng, đầy hơi, lâu dài có thể dẫn tới hình thành sỏi dạ dày.
![]() |
![]() |
Cà chua hay nhóm trái cây có múi cũng được khuyến cáo không nên ăn khi bụng đói |
Mãng cầu (na): Mãng cầu có lượng đường cao, dễ bị lên men khi bụng rỗng. Ăn lúc đói sẽ kích thích sinh khí trong ruột, gây cảm giác đầy bụng, khó chịu, nhất là với người có dạ dày yếu.
Lời khuyên khi ăn trái cây buổi sáng
Ăn sau bữa sáng 30 phút – 1 tiếng: Đây là thời điểm lý tưởng khi dạ dày đã có thức ăn, giúp hấp thu dưỡng chất trong trái cây tốt hơn và giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc.
Ưu tiên các loại trái cây dễ tiêu hóa: Táo, lê, đu đủ, kiwi, dưa hấu... Những loại này có hàm lượng axit thấp, nhẹ nhàng cho dạ dày.
Không nên ăn quá nhiều trái cây khi bụng đói, dù là loại lành tính. Việc nạp quá nhiều chất xơ và đường tự nhiên vào thời điểm này cũng có thể gây phản ứng tiêu hóa không mong muốn.