Dệt may Thành Công (TCM): Lợi nhuận 11 tháng vượt 26% kế hoạch năm

Cụ thể, trong tháng 6, TCM ghi nhận mức doanh thu đạt 13,57 triệu USD - tương đương khoảng 312 tỷ đồng - giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ đi các khoản chi phí và thuế, công ty thu lãi 955 nghìn USD (~22 tỷ đồng) - giảm 44% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn tăng trưởng đến 35% so với tháng 5/2021.

Trước đó, trong tháng 5/2021, TCM ghi nhận mức doanh thu đạt 13,6 triệu USD - giảm nhẹ 3% so với tháng trước. Trừ đi các khoản chi phí, công ty thu lãi 705 nghìn USD - thấp hơn khoảng 14% so với tháng 4/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, TCM đạt doanh thu hơn 81,1 triệu USD (~1.865 tỷ đồng) - cao hơn 11% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế của công ty đạt gần 5,1 triệu USD, tương đương 117,3 tỷ đồng - tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, kết thúc nửa đầu năm nay, TCM hoàn thành 45,2% kế hoạch doanh thu và 41,3% mục tiêu lãi đặt ra cho cả năm nay.

Về cơ cấu doanh thu 6 tháng đầu năm 2021, vì không có đơn hàng vải kháng khuẩn nên doanh thu vải chỉ chiếm 15% tỷ trọng tổng doanh thu, thấp hơn năm ngoái, trong khi doanh thu mảng sợi năm nay được cải thiện hơn năm ngoái khi chiếm khoảng 11%. Mảng garment trong 6 tháng chiếm khoảng 73% tổng doanh thu, thấp hơn năm ngoái gần 323 nghìn USD do không có đơn hàng PPE.

Châu Á vẫn là thị trường chính của TCM với hơn 58,4% lượng đơn hàng được xuất khẩu vào đây. Ngoài ra, châu Mỹ và châu Âu hứa hẹn cũng sẽ bùng nổ trong khoảng thời gian tới đây khi cầu nhập khẩu bùng nổ trở lại và các hiệp định ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu sang EU của công ty.

Được biết, TCM là doanh nghiệp sở hữu chuỗi cung ứng sợi – đan/dệt – nhuộm – may khép kín. Điều này sẽ tạo lợi thế về tự chủ nguồn cung nguyên liệu vải và ổn định biên lợi nhuận, từ đó khắc phục “điểm nghẽn” của ngành dệt may khi giúp công ty tránh phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng khép kín tạo điều kiện thuận lợi cho TCM đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ và được hưởng lợi từ CPTPP và EVFTA nhiều hơn so với những doanh nghiệp cùng ngành.

Trên thị trường, cổ phiếu TCM chốt phiên 15/7 tăng trở lại mức 87.000 đồng sau 3 phiên giảm điểm trước đó; thanh khoản cuối phiên đạt hơn 660.000 đồng.

Ghi nhận sau khi vượt đỉnh 100.000 đồng thị giá tại thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4/2021, mã có xu hướng giảm dần thị giá về mức hiện tại trong hơn 3 tháng qua.

Phiên sáng 15/7/2021: VN-Index rung lắc quanh tham chiếu, thanh khoản thị trường thấp kỷ lục

Phiên giao dịch sáng 15/7/2021 diễn ra với những nhịp đảo chiều liên hồi của các chỉ số. Tâm lý giới đầu tư khá thận ...

Dòng tiền cá nhân bán mạnh cổ phiếu ngân hàng, FLC được mua lớn sau phiên tăng trần

Trong phiên VN-Index giảm gần 18 điểm ngày 14/7/2021, dòng tiền chứng khoán cá nhân chuyển sang trạng thái bán ròng gần 580 tỷ đồng ...

Chiến lược đầu tư nào cho chứng sĩ F0?

Trong chương trình Tư vấn đầu tư Bật mí phương pháp Đầu tư chứng khoán do CTCP Chứng khoán SSI (SSI) tổ chức mới đây, ...