Việc sa thải và tuyển dụng liên tục đang tạo ra làn sóng bất an trong nội bộ nhiều doanh nghiệp. Nhân viên lo lắng rằng mình có thể bị thay thế bất cứ lúc nào, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, năng suất và tinh thần hợp tác chung.

Dù chiến lược có hay đến đâu, việc thực thi vẫn phụ thuộc vào con người. Với những nhà quản lý mới, thay vì "thay máu" ngay khi vừa nhậm chức, hãy ưu tiên đánh giá và phát huy sức mạnh của các con người hiện có. Tạo dựng đội ngũ cốt lõi có thể đến từ việc tuyển thêm nhân sự từng hợp tác ăn ý, nhưng cần kết hợp với sự hiểu và tận dụng tối đa năng lực nội bộ.

Thay đổi quá nhanh, quá nhiều là điều cấm kỵ trong quản trị nhân sự. Khi cả tập thể phải làm việc trong cảm giác "ngày mai có thể bị loại", sự chủ động và tích cực trong công việc sẽ sụt giảm rõ rệt.

Ngủ không yên vì 'bóng ma sa thải': Cái giá của việc thay máu nhân sự hàng loạt
Hậu quả của việc thay máu ngay lập tức là mọi nhân viên đều có nguy cơ bị thay thế, họ sẽ làm việc trong sợ hãi và bất an. (Ảnh minh hoạ)

Một nhà điều hành từng chia sẻ bài học khi tiếp quản một doanh nghiệp cũ: đặt ra mục tiêu chung cho cả tập thể. Ai không muốn chạy thì rút lui, ai sẵn sàng thì cùng nhau tiến lên. Trong quá trình đó, sự đào thải diễn ra tự nhiên, công bằng và minh bạch.

Điều đó giúp doanh nghiệp tránh được cảnh “thay người như thay áo” mà vẫn giữ được sức chiến đấu của tập thể.

Giáo sư Richard Hackman (ĐH Harvard) từng nghiên cứu lính nhảy dù và phát hiện: các đội nhóm làm việc hiệu quả hơn khi họ đã quen thuộc với nhau. Sự ăn ý không đến từ danh sách nhân sự "đẹp", mà đến từ giao tiếp tự nhiên, sự thấu hiểu và hợp tác thực chất.

Ngay cả khi hai công ty lớn sáp nhập, nếu văn hóa khác biệt, cách giao tiếp khác nhau, thì “1 + 1” có thể chưa chắc đã lớn hơn 2.

Ngủ không yên vì 'bóng ma sa thải': Cái giá của việc thay máu nhân sự hàng loạt

Như người xưa nói: Con người không phải cỏ cây, ai mà vô cảm. Chính sự cộng hưởng cảm xúc sẽ là chất keo giữ vững một tổ chức. (Ảnh minh hoạ)

Tất nhiên, trong môi trường sáng tạo, sự khác biệt cũng cần được duy trì. Nhưng ngay cả khi đa dạng hóa tư duy, thì việc giữ cho đội nhóm đồng lòng và hiểu nhau vẫn là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.