nhung bai hoc dat gia danh cho startup duoc duc ket tu kinh nghiem cua chuyen gia

5 yếu tố khiến startup thường vấp phải và thất bại

nhung bai hoc dat gia danh cho startup duoc duc ket tu kinh nghiem cua chuyen gia

Người tiên phong Qũy Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam là ai?

nhung bai hoc dat gia danh cho startup duoc duc ket tu kinh nghiem cua chuyen gia

Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của Phó Chủ tịch Quỹ Startup Việt Phạm Duy Hiếu

Trong kinh doanh, không ai muốn nhận thất bại. Cái giá của thất bại thực sự rất đắt, bạn phải trả giá bằng tiền, bằng mồ hôi và bằng cả nước mắt. Nhưng, bạn sẽ nhận lại được gì sau mỗi lần thất bại, đó là: bản lĩnh, đó là kinh nghiệm và bài học. Có thể bạn chưa biết, 88% các công ty có tên trong danh sách Fortune 500 vào khoảng năm 1955 giờ đã biến mất. Họ đã bị phá sản, sáp nhập hoặc vẫn còn tồn tại nhưng không còn hào quang như thời kỳ trước đây nữa.

Điều đó, chứng tỏ rằng, cho dù hôm nay doanh nghiệp của bạn có “khủng” cỡ nào có đứng ở vị trí cao đến đâu thì nguy cơ sụp đổ vẫn thường trực. Các startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng dễ sụp đổ nếu không trang bị những bài học được rút ra từ thất bại từ người đi trước để làm lá chắn cho chính mình.

nhung bai hoc dat gia danh cho startup duoc duc ket tu kinh nghiem cua chuyen gia
Ảnh minh họa

1. Dám đối mặt với nỗi sợ hãi

Bạn có tin rằng trong kinh doanh, nếu không có thất bại thì thành công của bạn chỉ xứng đáng ở “ao làng” không? Mục đích của người làm kinh doanh là kiếm ra tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Thất bại đồng nghĩa với việc họ mất rất nhiều tiền. Khi khởi nghiệp kinh doanh, xây dựng một doanh nghiệp, ai cũng muốn nó tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài, không ai muốn nó sụp đổ, phá sản. Chính vì vậy, nỗi sợ thường trực của sự thất bại vẫn thường ám ảnh các doanh nhân.

Elon Musk từng có một trò đùa "hết hồn" vào ngày Cá tháng 4, cũng là nỗi sợ hãi lớn nhất của ông: Phá sản công ty. Dù đây là một trò đùa hài hước nhưng nó cũng giúp chúng ta chuẩn bị được phần nào kịch bản xấu nhất có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp.

Không chỉ Elon Musk mà tất cả các chủ doanh nghiệp đều có chung nỗi sợ này. Tuy nhiên, không nhất thiết phải hoảng loạn khi bạn phải đối diện với phá sản. Tuy khó khăn, nhưng cách tốt nhất để bạn vượt qua nỗi sợ hãi là đối mặt với nó. Chỉ như vậy bạn mới có thể hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu và tìm ra cách giải quyết nó triệt để.

Phòng còn hơn tránh, kể cả khi doanh nghiệp của bạn đang trong thời kỳ hoàng kim cũng đừng chủ quan. Bạn phải chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Khi có sự chuẩn bị, dự trù cho dù tình huống có xảy ra thật bạn cũng không bị bất ngờ.

2. Luôn cập nhật xu hướng và chuẩn bị để xoay vòng

Cuộc sống thay đổi khiến con người thay đổi theo, khách hàng thay đổi thì thị trường, phân khúc khách hàng của chúng ta cũng sẽ thay đổi. Tất cả các công ty, nhấn mạnh vào các nhà bán lẻ nói riêng phải luôn cập nhật các thay đổi của thị trường.

Ví dụ điển hình chính là sự thành công của Walmart. Walmart đã xoay xở thành công trước cơn bão thương mại điện tử bằng cách kết hợp với những thương hiệu khác để tạo một kho hàng khổng lồ, giữ chân khách hàng trên ứng dụng mua sắm trực tuyến mà họ tạo ra. Thương mại điện tử đã mở ra kỷ nguyên cho những nhà cung cấp lớn như Walmart và đóng cửa các cửa hàng nhỏ lẻ.

Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh không phụ thuộc vào thương mại điện tử, điều bạn cần là cập nhật liên tục các xu hướng của Etsy, Instagram hay Facebook. Đó cũng là một cổng tiếp xúc với khách hàng “cực thịnh” trong thời đại hiện nay.

3. Cá nhân hóa dịch vụ

Các doanh nghiệp nên học hỏi và nghiên cứu hệ thống Sale & Marketing trong thời đại 4.0 để biết được rằng, cá nhân hóa dịch vụ là điều cần thiết của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Khách hàng lựa chọn thay vì lựa chọn đối thủ cạnh tranh là bởi quá trình cá nhân hóa dịch vụ của bạn tốt hơn.

Thực tế cho thấy, các công ty nhỏ thường cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt hơn các tập đoàn lớn. Cách phục vụ thiếu tính cá nhân hóa là một khiếu nại phổ biến khi nói đến các doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn, trong khi đó nó lại góp phần cực lớn để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Ví dụ, khi James Rhee tiếp quản chức vụ CEO của Ashley Stewart – thương hiệu thời trang cho phụ nữ đang đối diện với phá sản, ông đã giúp công ty thực hiện một bước ngoặt rất đơn giản, mạnh mẽ nhưng đầy tính cá nhân: Hãy tử tế.

Về cơ bản, ông hướng công ty giải quyết một nhu cầu thường xuyên bị bỏ qua trong ngành công nghiệp thời trang ngoại cỡ: phụ nữ quá khổ thường không được tôn trọng như những khách hàng khác. Chính dịch vụ khách hàng chu đáo, tận tâm và quan tâm đến từng cá nhân khách hàng đã giúp Ashley Stewart vực dậy mạnh mẽ.

Kinh doanh hiện nay không bó buộc trong thị trường nhỏ lẻ trong nước. Hội nhập toàn cầu đã khiến thị trường của chúng ta thêm nhiều cạnh tranh và mức độ cực kỳ cao. Bạn không chỉ đối mặt với các đối thủ cạnh tranh cùng khối, các doanh nghiệp “lấn sân” cũng sẽ khiến bạn đau đầu. Tuy vậy, toàn cầu hóa cũng mang lại cho bạn những thông tin về kinh doanh nhiều hơn bao giờ hết. Nếu bạn tận dụng nó để xây dựng các chiến lược kinh doanh, sử dụng các mối quan hệ để thúc đẩy tăng trưởng, khởi nghiệp kinh doanh cơ hội thành công của bạn là có thể.

Theo Sean C. Castrina – nhà sáng lập, tác giả, nhà tư vấn kinh doanh và chủ một doanh nghiệp thực thụ đã rút ra trong sự nghiệp gầy dựng thành công 15 công ty trong suốt 20 năm. Các công ty này rất đa dạng, trải dài từ bán lẻ, tiếp thị và quảng cáo cho đến kinh doanh bất động sản.

Và dựa theo một quan điểm cá nhân của mình, ông đưa ra những lời khuyên như sau:

Đừng trở nên phụ thuộc

Có rất ít lời khuyên nào giá trị hơn lời khuyên sau đây: Đừng cho phép bản thân trở nên quá phụ thuộc vào người khác. Ví dụ, nếu bạn không biết gì về máy tính, và nếu tất cả các báo cáo kinh doanh và thông tin tài chính đều được lưu giữ trong máy tính, thì khi đó bạn sẽ gặp rắc rối. Nếu bạn không có mật khẩu của mọi tài khoản máy tính và các hệ thống hộp thư thoại, bạn không thể kiểm soát công việc kinh doanh của mình.

Ở một mức độ nào đó, bạn có thể phụ thuộc vào nhân viên, đại lý của mình. Cách thức giúp bạn không trở nên quá phụ thuộc chính là có một kế hoạch thích hợp để đối phó với những việc ngoài ý muốn. Huấn luyện viên truyền thông tiếp thị Susan Payton, chia sẻ một kế hoạch thích hợp: “Một nhân viên bất ngờ nghỉ việc có thể là một cú sốc, đặc biệt khi bạn không có kế hoạch dự phòng để thay thế người đó. Hãy trở nên độc lập và tránh tình huống này bằng cách:

- Luôn có những quy trình hợp lý để huấn luyện một nhân viên thay thế trở nên dễ dàng hơn.

- Bảo đảm bạn có đủ số lượng nhân viên để hoàn thành mọi công việc, thay vì đổ dồn nhiều công việc vào một người khiến cho người đó xin nghỉ việc ngay sau đó vì quá căng thẳng”.

- Bằng những suy luận tương tự hãy tìm sẵn những đại lý thay thế mà bạn có thể dựa vào khi đại lý chủ chốt phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn nào đó.

Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng

Có hai bí mật bạn muốn biết: khách hàng không phải lúc nào cũng đúng và không phải khách hàng nào bạn cũng muốn có.

Thứ nhất, nếu khách hàng đúng thì nhân viên của bạn sai. Có những thời điểm bạn càn vạch rõ một đường thẳng trên cát và việc bênh vực nhân viên của mình sẽ có giá trị hơn nhiều so với việc ủng hộ khách hàng.

Thứ hai, thỉnh thoảng bạn không muốn kinh doanh với một số khách hàng nhất định. Bạn đừng nghĩ việc này giống như việc “sa thải khách hàng – bạn có thể điều chỉnh nó bằng cách phục vụ những khách hàng chất lượng và có triển vọng hơn. Điều đó đòi hỏi bạn phải thu hẹp sự chú ý của mình lại, các công ty tốt nhất thường không cố gắng phục vụ mọi đối tượng khách hàng.

Giải quyết các khiếu nại

Có ít điều làm tiêu hao sức lực của một người lãnh đạo doanh nghiệp hơn là việc đối phó với một khách hàng khó chịu. Nó thậm chí còn tệ hại hơn nếu bạn biết cuối cùng lỗi lầm đó là do bạn gây ra.

Dù bạn tin hay không, việc lắng nghe khiếu nại của một khách hàng thông minh có thể giúp bạn điều hành tốt hơn. Một lợi ishc khác của việc giải quyết khiếu nại là bạn có thể nhìn thấy mặt yếu kém có thể sửa chữa được trong quy trình sản xuất hoặc trong sản phẩm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những lời phàn nàn hoặc những vấn đề nghiệm trọng có thể xảy ra trong tương lai. Nếu bạn muốn khách hàng quay trở lại hãy cố gắng hết sức để sửa đổi và cải thiện lời khiếu nại đó sao cho nó trở nên dễ chịu hơn.

Trao đổi hàng hóa

Trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn vào thời điểm bắt đầu khởi nghiệp là một cách sáng tạo và hiệu quả để tiết kiệm vốn ban đầu. Jim Blasingame chuyên gia về kinh doanh nhỏ xếp hạng nhất trên Google đã nhấn mạnh giá tị của trao đổi hàng hóa đối với việc kinh doanh nhỏ” “Ví dụ với quá nhiều hàng hóa và quá ít tiền mặt, việc trao đổi hàng hóa có thể là một phần của chiến dịch sinh tồn trong nền kinh tế xuống dốc. Hàng hóa tiêu thụ chậm sẽ được dùng để chi trả cho một thứ gì đó trong nền kinh tế phát triển, nó sẽ được trả bằng vòng quay tiền mặt và lợi nhuận từ việc buôn bán với khách hàng”.

Bảo vệ thời gian của bạn

Trở thành người lãnh đạo doanh nghiệp là một điều thú vị nhưng nó cũng mang đến những đòi hỏi mới về thời gian gian. Số lượng người cố gặp mặt bạn để mời chào dịch vụ của họ có thể khiến cho bạn trở nên rối trí. Susan Payton khuyên rằng “Hãy kiểm tra email vào thời gian nhất định trong ngày. Đừng trả lời ngay lập tức nếu không cần thiết. Các khách hàng của bạn phải biết được giới hạn thời gian nào thích hợp cho bạn”.

Bạn cần phải bảo vệ thời gian của mình vì bạn có rất ít thời gian một khi bắt đầu kinh doanh.

Bắt đầu lại sau mỗi năm

Mỗi năm bạn cần dành thời gian để phản ánh và đánh giá công việc kinh doanh của mình một cách cẩn thận. Đây là thời điểm để bạn xem xét lại sứ mệnh, những giá trị và những mục tiêu trước đó của bạn. Hãy hỏi chính mình liệu bạn vẫn đang thực hiện theo đúng những điều đó. Có thể bạn cần phải thay đổi một số trong đó.

Bạn cần phải biết rõ về đội ngũ nhân viên của mình và các nhu cầu của họ. Hãy đánh giá một cách cẩn thận để có kế hoạch giữ chân nhân tài hoặc chuẩn bị cho chiến lược tuyển dụng người mới cho năm mới.

Mơ ước lớn, tư duy lớn

Hãy là một con người lạc quan. Bạn sẽ làm gì nếu công việc kinh doanh của mình vượt quá sự mong đợi? Hãy có ước mơ lớn và lên kế hoạch lớn. Hãy tưởng tượng công việc kinh doanh của bạn thành công vượt xa những gì bạn nghĩ ban đầu. Sẽ có một danh sách những câu hỏi tượng trưng cho viễn cảnh đó mà bạn phải trả lời, để kịp thời chuẩn bị kế sách phù hợp. Nếu không cơ hội sẽ một đi không trở lại và bạn sẽ thất bại ngay khi chiến thắng vừa tới.

Ghi chép Nhật ký khởi nghiệp

Ghi lại là một cách để bạn hồi tưởng tất cả những gì đã đi qua. Trí nhớ con người có giới hạn. Nếu không ghi chép, một ngày không xa nó sẽ bị xóa nhòa. Như vậy là vô cùng đáng tiếc.

Hơn nữa, việc ghi nhật ký khởi nghiệp chính là một cách bạn tuyên ngôn sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn của mình, để trước tiên động viên, nhắc nhở bản thân đang đi đến đâu trong hành trình vạch ra trước đó.

Tương tự, việc bạn hình dung trước cuộc hành trình của mình một cách sáng tạo cũng là một điều quan trọng. Hãy lấp đầy nó bằng những ý tưởng và nguồn cảm hứng để gặt hái sự thành công và giàu có. Hãy nghĩ về bản thân như một doanh nhân thành công ngay hôm nay và ngay lúc này bằng cách khẳng định điều đó mỗi ngày.

A.Einstein từng nói “Thiên tài chỉ có 10% cảm hứng, 90% còn lại là mồ hôi”. Dù vậy mọi thứ bắt đầu từ cảm hứng. Hãy tạo cảm hứng cho mình mỗi ngày. Hãy nói với chính bạn những từ ngữ và hình ảnh mà bạn mong muốn xảy ra trong tương lai.