- Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Nghị định thư về yêu cầu an toàn và kiểm dịch động, thực vật đối với cám gạo và cám gạo chiết ly làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi xuất khẩu của từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Nghị định thư về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với các sản phẩm tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai thủ tục cấp phép chính thức cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam như hoa quả có múi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật. Phía Việt Nam sẽ đẩy nhanh nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Hải Nguyễn |
Hiện có 14 mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, có 6 mặt hàng hai bên đã ký Nghị định thư xuất khẩu là dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi và khoai lang.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc như: có hơn 1.450 km đường biên giới (đường bộ và đường thủy) với nước láng giềng; nhiều chợ đầu mối của Trung Quốc nằm sát biên giới phía Bắc. Điều này giúp Việt Nam giảm chi phí logistics, thời gian vận chuyển và tăng tính cạnh tranh so với các quốc gia khác. Năm 2024, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi 4,6 tỷ USD để mua rau quả Việt.
Chiều 14/4, hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ trân trọng và đánh giá cao việc đồng chí Tập Cận Bình là lãnh đạo đầu tiên của Đảng, Nhà nước Trung Quốc thăm Việt Nam 4 lần trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Thủ tướng tin rằng chuyến thăm lần này tiếp tục là dấu mốc lịch sử, góp phần định hướng chiến lược và mang lại động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước.