Lý do: Ông Quân không báo cáo khi nâng sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết, và không báo cáo khi không còn là cổ đông lớn tại doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

Cụ thể, ông Ngô Vi Quân đã mua 32.500 cổ phiếu TTG của CTCP May Thanh Trì (sàn UPCoM) vào ngày 14/4/2022 dẫn đến tỷ lệ sở hữu vượt 5% và trở thành cổ đông lớn của TTG.

1 tháng sau đó - ngày 16/5/2022, cá nhân này tiếp tục thực hiện giao dịch bán 19.000 cổ phiếu TTG, giảm sở hữu từ 5,19% xuống 4,22% và rời ghế cổ đông lớn.

Tuy nhiên với cả hai lần này, ông Quân đều không báo cáo thay đổi giao dịch đối với cổ đông lớn với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Được biết, May Thanh Trì là doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu chỉ 20 tỷ đồng - tương đương 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành. CTCP Sông Đà 19 và ông Đặng Anh Tuấn là 2 cổ đông lớn nhất nắm giữ lần lượt 24,16% và 14,13% vốn.

Trước đó ngày 25/8, Công ty TNHH FINSTA đã hoàn tất giao dịch bán toàn bộ 354.500 cổ phiếu TTG (tỷ lệ 18,18%) và rời ghế cổ đông lớn.

Ngày 6/10 tới, May Thanh Trì sẽ chốt danh sách cổ đông dự kiến tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2023 dự kiến trong tháng 11 nhằm thông qua việc bầu thay thế thành viên HĐQT và phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn.

Công ty hiện vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023. Năm 2020 và 2021, May Thanh Trì lần lượt báo lỗ 11,8 và 4,3 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2021 còn hơn 5,5 tỷ.

Trên thị trường, cổ phiếu TTG hiện giao dịch tại mức 8.300 đồng/cp - tăng 69% so với đầu năm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trung bình chỉ nhỏ giọt từ vài trăm đến vài nghìn cp/phiên.