2249-ly
Hình minh họa (nguồn internet)

1. F0 nào cũng hoang mang, nhưng không có F0 sao có F1, Fn…

“Bao nhiêu tiền thì em đầu tư được.”

“Em không biết bắt đầu từ đâu?”

“Chị có thể làm mentor của em không?”

Yên tâm đi, vì 15 năm trước chính mình cũng khởi đầu bởi cả mớ câu hỏi như thế. Chưa kể hồi đó, các điều kiện dành cho các cá nhân nhỏ lẻ giao dịch trên thị trường còn đang rất thô sơ. Việc đầu tiên mình làm là tìm hết những tài liệu về các tiền tệ, chứng khoán, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản,…

Sau những hiểu biết ban đầu, mình quyết định mở tài khoản giao dịch đầu tiên trong đời. Sinh viên mình làm gì có điều kiện tiền bạc như bây giờ, cũng không dám xin ba mẹ tiền, không có ai hướng dẫn, Internet cũng không phổ cập như giờ,… đủ thứ bất lợi hết. Nhưng không mở tài khoản thì bao giờ mới bắt đầu được?

Vậy là mình bắt đầu có tài khoản giao dịch đầu tiên.

Cũng như tất cả các nhà đầu tư tân binh khác, điều duy nhất mình hiểu trong suốt quá trình giao dịch lần đầu tiên ấy chính là: Mua vào khi giá thấp và bán ra khi giá tăng để hưởng được chênh lệch giá.

Ngoài ra mình không có bất cứ chiến lược đầu tư nào dù đã đọc rất nhiều tài liệu. Lý thuyết lúc này chẳng có ý nghĩa gì khi chỉ biết thụ động xem chuyển động giá lên xuống mỗi ngày mà không chắc khoản đầu tư của mình có đang ổn hay không.

2. Bẫy tâm lý - Phải học mới “thoát” được!

Mới đầu, các giao dịch của mình lỗ có, lời cũng có, xen lẫn nhau nhưng cứ tổng lời chả được bao nhiêu sau khi trừ lỗ. Mình trở thành một người nôn nóng. Nôn nóng chờ giờ chốt giá, nôn nóng xem mình lời hay lỗ. Nếu giá nhích hơn một chút thì mình thở phào nhẹ nhõm, trái lại giá xuống một chút thì chán nản thất vọng. Mình chỉ thấy rằng đầu tư chứng khoán như thế này là việc may rủi chứ không nhận ra bản thân đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Nếu không hiểu bản chất của việc đầu tư mà cứ để bị cuốn theo việc lời lỗ không kế hoạch, tài chính của mình chắc chắn sẽ rơi vào nguy hiểm trong tương lai. Nếu ngay cả lý do tại sao lời hoặc tại sao lỗ mà cũng không biết, chỉ dựa vào may rủi mà tiếp tục, mình sẽ sớm thất bại và mất tiền ngu ngốc.

May cho mình, lúc này chính là thị trường tại thời điểm đó tương đối dễ chịu. Nên dù có thua lỗ mình cũng sẽ nhanh chóng có được khoản lợi nhuận bù đắp sau đó. Thật sự mà nói, mình cảm thấy không ổn tý nào, kiểu cứ như đánh bạc, mã cổ phiếu một là giảm hai là tăng. Thế là mình đăng ký tham gia học các khoá học về đầu tư, dần tiếp cận với các phương pháp đầu tư từ phân tích cơ bản đến phân tích kỹ thuật. Đến khi tìm hiểu về Nến, mình thật sự vỡ oà vì xúc động. Mình cảm thấy như mình tìm thấy tình yêu của đời mình.

3. Hành trình đi tìm phương pháp: "Ăn ngủ" với nến và số liệu và vẫn lỗ như thường

Nhiều tháng sau đó, ngày nào cũng gần như ngồi nhìn nến liên tục, có hôm thức đến 1 - 2 giờ sáng để xem các biểu đồ giao dịch đã diễn ra trong quá khứ, bất cứ thời gian rảnh rỗi nào mình cũng tranh thủ nhìn nến, nhìn cách thức mà giá hoạt động trên thị trường.

Mình đã tiến hành nghiên cứu thật chi tiết về nến kết hợp các công cụ hỗ trợ biểu đồ. Tiến hành thử nghiệm hàng chục, hàng trăm kế hoạch và phương pháp khác nhau để xem hiệu quả. Sau này mình tiếp tục kết hợp thêm phân tích cơ bản và tìm cách áp dụng cả hai phương pháp một cách nhuần nhuyễn vào các giao dịch của mình.

Sau 3 năm vừa học vừa tập giao dịch, mình vẫn nhận các kết quả thắng thua thường xuyên, rốt cuộc mình cũng tìm rút ra được một phương pháp phù hợp và mang lại lợi nhuận cho chính mình.

Đó là, quy luật chuyển động mạnh mẽ của nến mà thị trường gọi là breakout. Quan trọng, mình bắt đầu nhận được lợi nhuận ổn định hơn trước rất nhiều. Mình cảm thấy mình đã tiến được một bước ngoặt lớn.

Breakout là hiện tượng giá tăng và vượt khỏi vùng đỉnh (kháng cự) hoặc giảm phá vỡ đáy cũ (hỗ trợ) trước đó. Trên đồ thị giá, Breakout được xem là phương pháp giao dịch theo đà và theo xu hướng hiện tại của giá, với kỳ vọng sau khi vượt qua kháng cự hoặc thủng hỗ trợ, giá sẽ tiếp tục theo quán tính tăng hoặc giảm sau đó.

4. Học gồng lời – Thoát bẫy tâm lý khi giao dịch

Trong khi giao dịch, khi các mã cổ phiếu có lợi nhuận, dù mới lời rất ít mình lại nôn nóng thoát lệnh. Còn những mã cổ phiếu bị lỗ, mình cố gắng gồng lệnh, đến một thời điểm tâm lý không chịu được nữa mình cắt lỗ. Kết quả là, thắng thì thắng ít, lỗ thì lỗ nhiều nên dù lệnh thắng có nhiều hơn lệnh bị lỗ đi chăng nữa thì tổng lại của mình chỉ có thể hoà vốn hoặc lỗ chút chút.

Nên bài học thứ hai mình rút ra được đó chính là phải bảo toàn vốn trên thị trường, còn lời bao nhiêu thì thị trường cho bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Ngoài ra, phải luyện tập được tâm lý gồng lời, cố gắng để một mã cổ phiếu tiềm năng lời càng nhiều càng tốt mới được vì mỗi một lần vào lệnh là một lần rủi ro, mà rủi ro là thua lỗ. Muốn hạn chế rủi ro thì các lệnh giao dịch mình vào bắt buộc phải có xác suất đúng rất cao; vì thế mình phải chấp nhận tỷ lệ lợi nhuận của mình còn thấp. Mình đã phải đặt lệnh giao dịch phải cố gắng để mức giá thoát lệnh bằng điểm vào lệnh. Luyện tập mô hình breakout nến một thời gian dài, mình nhận định tình hình dần chính xác hơn, biết được khi nào là tín hiệu nhiễu, khi nào thì giá thật sự đi.

5. Xây dựng hệ thống đầu tư của riêng mình một cách bài bản

Sau khi thành công từ việc tập trung một vài mã an toàn đầu tiên, mình tiếp tục mở rộng nghiên cứu thêm nhiều ngành, nhiều mã cổ phiếu khác nhau và học thêm cách lọc cổ phiếu mới. Tại thời điểm này thị trường đã nhộn nhịp hơn vì giao dịch cá nhân tăng lên đi kèm với sự phát triển của công nghệ hiện tại.

Tuy nhiên, mình không còn thực hiện giao dịch liên tục nữa vì mình muốn hướng đến một hệ thống đầu tư bài bản hơn. Nó phải gồm nhiều chiến lược đầu tư đa sản phẩ, và nhiều cách thức đầu tư, đặc biệt là phương pháp giao dịch dài hạn và an toàn nhất có thể.

Mình bắt đầu xây dựng thư viện mẫu cho riêng mình dựa vào các tiêu chí sau: Phương pháp giao dịch cụ thể, tính lặp lại, thời gian sử dụng phương pháp giao dịch, phạm vi ứng dụng, số lượng phương pháp giao dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ có một thư viện mẫu, biến động thị trường như thế thì chưa đủ điều kiện để nhà đầu tư có lợi nhuận ổn định trong thị trường được. Mình biết, mình cần có kế hoạch sử dụng vốn một cách có hệ thống, cần có các biện pháp để xử lý lệnh khi thị trường biến động theo hướng không mong muốn nhằm giúp cho việc tăng thêm lợi nhuận cần thiết hoặc giảm thiểu thua lỗ nếu có thể.

Cuối cùng, mình đã xây dựng một hệ thống đầu tư cho mình bao gồm bộ kiềng ba chân: Tâm lý giao dịch + kế hoạch giao dịch + phương pháp giao dịch.

Khoản lãi đầu tiên trên thị trường chứng khoán của mình là gì?

Đó chính là khoản lãi mình nhận được sau khi có được bộ kiềng ba chân của hệ thống đầu tư gồm: Phương pháp + kế hoạch + tâm lý vững. Thư viện mẫu và bộ kiềng ba chân này tạo nên lợi nhuận ổn định cho mình cả về sau này. Đó cũng chính là “khoản lãi đầu tiên” đúng nghĩa của trên thị trường chứng khoán mà mình đã đạt được.

Đây cũng là hành trình của mình trong giai đoạn đầu trở thành một nhà đầu tư có lãi…

Dòng tiền cá nhân trong nước ồ ạt gom mua cổ phiếu VHM (Vinhomes) trước ngày chia cổ tức

Trong phiên giao dịch ngày 1/9/2021, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trở lại mua ròng rất mạnh với 1.484,5 tỷ đồng trên toàn ...

VNDirect (VND) huy động thành công 100 triệu USD vốn ngoại hối

CTCP Chứng khoán VNDirect (HNX: VND) vừa thông báo đã huy động thành công khoản vay hợp vốn kỳ hạn một năm từ nhóm các ...

Kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ tại BCTC soát xét bán niên của Thép Pomina (POM)

Tại báo cáo tài chính soát xét bán niên, đơn vị kiểm toán tiếp tục nhấn mạnh việc nợ phải trả của Thép Pomina (POM) ...