Kỳ vọng Fed thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn sau cuộc họp tháng 9

Trong cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) tuần trước, Fed đã quyết định mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp với thông điệp cứng rắn về việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Quyết định này phù hợp với kỳ vọng của các chuyên gia dự báo tại VDSC, tuy nhiên, điểm khác biệt là lộ trình tăng lãi suất đã có sự thay đổi thể hiện qua các dự báo kinh tế của Fed.

Biểu đồ Dotplot về đường hướng lãi suất của Fed trong cuộc họp tháng 9 cho thấy, các nhà hoạch định chính sách đang kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn với dự báo lãi suất Fed sẽ tăng lên lần lượt 4,4% và 4,6% vào cuối năm 2022 và 2023, cao hơn đáng kể so với dự báo trước đó là 3,4% và 3,8%.

anh-chup-man-hinh-2022-09-27-luc-14.03.14.png

Điều này có nghĩa là Fed có thể tăng lãi suất từ 100-125 điểm cơ bản trong hai cuộc họp còn lại của năm 2022. Trái với kỳ vọng trước đó, lãi suất của Fed năm 2023 sẽ tiếp tục tăng và chu kỳ tăng lãi suất chỉ chấm dứt từ năm 2024.

Trước cuộc họp của Fed, VDSC đã kỳ vọng một sự mềm mại hơn trong đường hướng lãi suất của Fed trong hai cuộc họp tháng 11 và 12, nhưng có vẻ như điều này sẽ không xảy ra.

Hiện tại, đa số nhà hoạch định của Ủy ban thị trường mở liên bang nghiêng về mức tăng 100 điểm cơ bản cho hai tháng còn lại của năm 2022.

Tuy nhiên, theo dữ liệu theo dõi Fed của CMEGroup, thị trường đang đặt cược 30% vào mức tăng 50 điểm và 60% vào mức tăng 75 điểm trong kỳ họp tháng 11 sắp tới.

Sự đánh đổi để kiểm soát lạm phát được thể hiện rõ hơn qua triển vọng tăng trưởng và việc làm. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2022 và năm 2023 được điều chỉnh giảm mạnh từ mức dự báo hồi tháng 6 là 1,7% xuống còn lần lượt 0,2% và 1,2%.

Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh tăng từ 3,7% lên 3,8% cho năm 2022 và từ 3,9% lên 4,4% cho năm 2023. Chuyên gia phân tích vĩ mô thế giới của Rồng Việt nhận định kịch bản này vẫn còn khá lạc quan.

Tiền đồng có thể mất giá 4-5% trong năm nay

Lo ngại của các chuyên gia tại VDSC về kịch bản xấu hơn đối với đà mất giá của tiền đồng đang xảy ra với việc chỉ số đồng USD tiếp tục tăng cao.

Hiện chỉ số đồng USD đang được giao dịch ở mức 113,3, cao hơn 4,2% so với cuối tháng 8.

Làn sóng tăng lãi suất từ các NHTW trên thế giới cũng được ghi nhận trong những ngày vừa qua, khi NHTW Anh tăng 50 điểm cơ bản và trong khu vực Đông Nam Á có NHTW Indonesia và NHTW Philippnes tăng 50 điểm, và NHNN Việt Nam tăng 100 điểm trong nỗ lực kiểm soát lạm phát và giảm áp lực mất giá của đồng nội tệ.

Tuy nhiên, đồng USD vẫn duy trì được sức mạnh của mình và chỉ số DXY đã tăng 2,1% trong những ngày qua, lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Các đồng tiền chủ chốt khác đều ghi nhận mức giảm mạnh so với USD trong khi đó JPY tăng nhẹ +0,16% nhờ động thái can thiệp vào thị trường ngoại hối của NHTW Nhật Bản.

VDSC cho rằng, đồng USD sẽ có thể trở lại mức đỉnh cũ đã thiết lập vào đầu năm 2022 ở mức 120,3.

anh-chup-man-hinh-2022-09-27-luc-14.05.14.png

Điều này đồng nghĩa với sức ép lên tỷ giá trong nước là không thể tránh khỏi khi các bộ đệm để giúp ổn định tỷ giá đã suy yếu.

Hiện tại, tỷ giá bán USD của Vietcombank đã tăng vọt lên 23.870 đồng/USD, tương ứng với mức tăng 4,1% so với đầu năm. Kịch bản mất giá với tiền đồng mà các chuyên gia đưa ra cho cả năm 2022 khi đồng USD tăng mạnh là từ 4-5%.

anh-chup-man-hinh-2022-09-27-luc-10.03.55.png

Hiện tại, dù chênh lệch lãi suất VND-USD trên thị trường liên ngân hàng vẫn dương đáng kể nhưng nhu cầu USD trong hệ thống vẫn chưa hạ nhiệt, kể từ sau quyết định nâng lãi suất điều hành, NHNN vẫn tiếp tục phải bán ra gần 1,9 tỷ USD.

Nhiều ngân hàng "chạy đua" tăng lãi suất tiền gửi sau đợt tăng lãi suất của NHNN