0120-bai
Hình minh họa (nguồn internet)

Cách đây không lâu, khoảng 2 - 3 tháng về trước, thông tin về kết quả kinh doanh khởi sắc đi cùng những "câu chuyện" như tăng vốn, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, chào bán riêng lẻ, bán vốn nhà đầu tư nước ngoài, thoái vốn công ty con hay manh nha về việc "đổi chủ" ... đã đẩy giá cổ phiếu của các ngân hàng tăng phi mã, liên tục lập đỉnh mới.

Thời điểm đó, các công ty chứng khoán liên tục đưa ra khuyến nghị mua vào đồng thời nâng mức giá mục tiêu của nhóm cổ phiếu "vua". Những dự phóng dựa trên kịch bản cơ sở là nhu cầu vốn khi nền kinh tế hồi phục, dịch COVID-19 được kiểm soát.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư xuất hiện (đặc biệt tại trung tâm kinh tế TP. HCM và các tỉnh phía Nam) đã khiến giới đầu tư lo ngại về những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của những ngân hàng.

Mặc dù, kết quả kinh doanh vẫn chưa được các nhà băng công bố song những lo ngại của nhà đầu tư khi sức khỏe của các doanh nghiệp giảm sút sẽ tác động gián tiếp đến nhóm ngân hàng là có cơ sở.

Ví dụ với cổ phiếu CTG của VietinBank. Theo ghi nhận, nhiều nhà đầu tư đã lỗ khoảng 25% khi cổ phiếu phát hành trả cổ tức về đến tài khoản. Ngày 25/8 vừa qua, hơn 1,08 tỷ cổ phiếu CTG đã giao dịch bổ sung.

Ngân hàng - Ảnh 1.

Trước thời điểm chốt quyền chia cổ tức tỷ lệ 29%, giá mã CTG lên vùng đỉnh trên 54.000 đồng/cổ phiếu - tương ứng với mức giá điều chỉnh khoảng 42.000 đồng/cổ phiếu. So với mức giá 31.150 đồng kết phiên 27/8/2021, nhà đầu tư lỗ khoảng 26%.

Đã 2 tháng qua, cổ phiếu CTG làm buồn nhà đầu tư (nhất là những nhà đầu tư đã lỡ vào hàng từ vùng 40.xxx đồng. Có thời điểm, mã rơi về sát mốc 30.000 đồng và thiết lập đáy kỹ thuật. Trên càng diễn đàn, nhà đầu tư tỏ ra ngao ngán trước kỳ vọng về ngày được trở lại "bờ".

Thoái vốn để cơ cấu nguồn tiền

Cổ đông CTG đón tín hiệu tích cực về chia cổ tức

Trong báo cáo cập nhật mới nhất về VietinBank, CTCP Chứng khoán KB (KBSV) nhấn mạnh thông tin về việc VietinBank đang tìm đối tác chiến lược với mong muốn giảm vốn góp tại Chứng khoán VietinBank - Vietinbank Securities (CTS) khoảng 15%, tỷ lệ sở hữu giảm từ 75,6% xuống trên 50% vốn điều lệ CTS.

Song song với đó, VietinBank cũng đang dần hoàn thành việc thu hồi bớt vốn góp tại công ty quản lý quỹ VietinBank Capital từ 950 tỷ xuống còn 300 tỷ đồng đồng thời ngân hàng cũng đang xin phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện thoái vốn 50% tại VietinBank Leasing với kì vọng có thể thực hiện vào cuối năm nay.

Theo KBSV, mặc dù giá trị của các thương vụ kể trên là không đáng kể so với quy mô của VietinBank, song hoạt động thoái vốn này sẽ giúp tập trung nguồn lực và tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng.

Ngoài ra, trong trường hợp thuận lợi, KBSV cho rằng VietinBank có thể ghi nhận phí trả trước (upfront fee) từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với Manulife vào quý 4/2021 hoặc muộn hơn vào quý 1/2022 sau khi Manulife hoàn tất thương vụ mua lại Aviva. Hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm này có upfront fee khoảng 30 triệu USD, dự kiến chi trả trong 6 năm.

Nợ xấu nhóm 5 tăng đột biến 0,59%, trích lập dự phòng hơn 7.100 tỷ đồng

Tính đến cuối quý II/2021, tỉ lệ nợ xấu của VietinBank đạt 1,34%, tăng 0,46% so với quý trước, chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng đột biến 0,59% so với quý I/2021. Theo thông tin từ phía ngân hàng, đây là phần nợ xấu tương ứng của một doanh nghiệp lớn, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng không thuộc đối tượng được áp dụng cơ cấu nợ theo Thông tư 01 và 03.

Tuy nhiên, VietinBank đánh giá cao khả năng chuyển về nhóm nợ thấp hơn khi đã có những cam kết và động thái tích cực từ phía doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2021, Vietinbank đã đẩy mạnh trích lập dự phòng lên mức 7.106 tỷ đồng, trong đó khoảng 5.000 tỷ đồng được trích cho phần nợ tái cơ cấu theo Thông tư 03 và 3.000 tỷ đồng cho phần nợ xấu nhóm 5 tăng thêm trong kỳ.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ của khách hàng có nợ tái cơ cấu tại VietinBank ghi nhận 49.000 tỷ đồng; phần nợ được tái cơ cấu là 4.160 tỷ đồng. Tổng trích lập dự phòng cho phần nợ này là khoảng 12.500 tỷ đồng và ngân hàng đã trích lập 40% dư nợ tái cơ cấu, vượt chỉ tiêu 30% của NHNN cho năm 2021.

Dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 16.876 tỷ đồng

Trong nửa cuối năm 2021, VietinBank đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, tăng trưởng tín dụng hiện tại đã đạt gần biên độ NHNN đặt ra là 7,5% và kỳ vọng nới được tăng trưởng trong thời gian tới. Biên lãi thuần (NIM) dự kiến giảm nhẹ do điều chỉnh lãi suất đầu ra.

Ngoài ra, ngân hàng dự định trích lập hết phần dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo Thông tư 03 trong năm 2021, tương đương khoảng 7.500 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại.

KBSV kỳ vọng, với chiến dịch tiêm chủng diễn ra quyết liệt và về cơ bản dịch sẽ được kiểm soát trong năm 2022, kết quả kinh doanh của VietinBank sẽ tăng trưởng tích cực khi nhu cầu tín dụng tăng cao và trích lập dự phòng giảm mạnh do đã đẩy mạnh trong năm 2021.

Theo đó, dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 của VietinBank có thể đạt 16.876 tỷ đồng - tăng 23% so với năm ngoái.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 1349/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0,5%/năm; đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam là 0%/năm; đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm.

Quyết định 1349/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9 và thay thế Quyết định 1349/QĐ-NHNN ngày 6/8/2020.

Thị trường chứng khoán (26/8): VN-Index rơi về sát mốc 1.300 điểm

Phiên giao dịch chiều 26/8/2021 diễn ra với áp lực bán gia tăng và có lúc VN-Index mất mốc 1.300 điểm. Dù vậy, việc VHM ...

Thị trường chứng khoán (25/8): VN-Index tiếp tục lao dốc, nhà đầu tư bị đẩy xa bờ

Hôm nay là phiên T+3 của những nhà đầu tư đã bắt đáy thị trường trong phiên 20/8. Những nhà đầu tư bắt đáy phiên ...

Cổ phiếu EVS của Chứng khoán Everest (EVS) tăng 250% từ đầu năm, chuẩn bị "thay máu" nhân sự

Kết phiên giao dịch ngày 24/8/2021, cổ phiếu EVS của CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) có giá 34.100 đồng - tăng hơn 250 lần ...