Trí tuệ của người xưa luôn khiến chúng ta phải nể phục. Vào thời cổ đại khi mà kỹ thuật còn thô sơ chưa phát triển, người ta luôn làm được những việc khiến con người hiện đại ngày nay không thể nghĩ ra.

Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) ở Bắc Kinh được xây dựng vào thời nhà Minh đến nay đã trải qua 600 năm, đây là một trong trong những kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ có quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay.

Việc gìn giữ các kiến trúc lịch sử thật ra không hề dễ dàng, trên thực tế có rất nhiều kiến trúc quý giá ngoài việc bị mưa gió bào mòn thì còn bị hủy hoại bởi phân chim.

Tuy nhiên, Tử Cấm Thành lại không hề gặp phải nạn phân chim, rốt cuộc là vì sao?

600 năm đã qua, tại sao mái của Tử Cấm Thành chưa từng xuất hiện phân chim?

Thiết kế và xây dựng khéo léo

Mái của Tử Cấm Thành áp dụng thiết kế mái dốc, thiết kế này có rất nhiều ưu điểm, trong đó có hai ưu điểm lớn nhất, một là có thể đón ánh nắng của mặt trời để sưởi ấm. Một ưu điểm khác là loại mái dốc này giúp bảo vệ mái nhà chống thấm nước khi gặp mưa lớn hoặc tuyết tan dày, có thể kéo dài tuổi thọ của mái nhà.

Việc sử dụng ngói tráng men cũng có tác dụng trong việc ngăn cản chim trú ngụ ở trên mái nhà. Ngói tráng men thường phản chiếu ánh sáng khi ánh nắng chiếu vào, do đó, chim chóc sẽ cảm thấy khó chịu, không muốn lại gần.

Đây cũng là những lý do chủ yếu lý giải việc tại sao không có phân chim trên nóc Tử Cấm Thành. Khi mưa to, do mái có độ dốc lớn, mưa lớn sẽ tạo thành dòng nước cuốn trôi bụi bẩn trên mái. Bề mặt của ngói tráng men rất nhẵn, phân chim không thể dính vào ngói mà bị cuốn trôi theo dòng nước, sau đó được làm sạch kịp thời bởi các cung nữ và thái giám của mỗi cung điện. Bằng cách này, mái nhà của Tử Cấm Thành vẫn sạch sẽ.

Bên cạnh đó, có nhiều giả thuyết cho rằng không khí của Tử Cấm Thành uy nghiêm và trang trọng, một số bức tường là tường rỗng khiến âm thanh trong Tử Cấm Thành rất lớn, dễ làm chim chóc sợ hãi.

600 năm đã qua, tại sao mái của Tử Cấm Thành chưa từng xuất hiện phân chim?

Tu sửa và dọn dẹp định kỳ

Ở thời phong kiến, trong cung thường có riêng bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng, sửa chữa cung điện. Họ đều là những thợ thủ công lành nghề được tuyển chọn từ khắp nơi trên đất nước.

Nhóm thợ này sẽ tu bổ lại Tử Cấm Thành 3 năm một lần và sau 5 năm sẽ thay lại mái hiên, xà nhà ở các công trình lớn.

600 năm đã qua, tại sao mái của Tử Cấm Thành chưa từng xuất hiện phân chim?

Ngoài ra, họ cũng phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lại các cung điện, khu vực trong hoàng cung. Ngày nay, các nhân viên của bảo tàng Cố Cung vẫn thường xuyên vệ sinh lại phần mái của các cung điện, công trình. Chính vì thế, mái nhà của các cung điện trong Tử Cấm Thành luôn sạch đẹp.