Sau khi bắt đầu giao dịch chính thức vào đầu năm 2002, đồng Euro đã nhanh chóng giảm xuống dưới 0,9 so với USD trước khi tăng lên gần 1,6 vào năm 2008.

Mức giảm hơn 10% tính đến thời điểm hiện tại có thể so sánh với mức thua lỗ đã ghi nhận trong năm 2015, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tung ra một chương trình kích thích lớn – tỷ giá EUR/USD giảm từ 1,4 xuống 1,1.

anh-chup-man-hinh-2022-09-12-luc-10.26.00.png

Bối cảnh xung đột đang diễn ra từ cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, Ngân hàng Trung ương châu Âu do dự và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt tiếp tục làm tổn hại đến nhu cầu đồng EUR.

Mặt khác, Đô la Mỹ đã mạnh lên đều đặn, được hưởng lợi từ nhu cầu "trú ẩn an toàn", vốn là một nhu cầu mà các chuyên gia tỏ ra "khó hiểu" suốt một thời gian dài…

anh-chup-man-hinh-2022-09-12-luc-10.26.40.png
Sự thống trị của đồng USD

Hiện nay, đồng euro đã tăng nhẹ trở lại khi tỷ giá Euro so với USD cộng thêm 0,2% lên 1,0065. Tuy nhiên, đà tăng đó được cho là không bền vững.

Tại thị trường Việt Nam, đồng euro diễn biến ngược chiều khi ngân hàng Vietcombank giữ nguyên giá bán ra 24.336 đồng/euro. Riêng Eximbank giảm 95 đồng và còn bán ra 23.927 đồng/euro...

Tuần trước, ECB đã tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm cơ bản và hứa hẹn sẽ tăng thêm nhằm ưu tiên giải quyết vấn đề lạm phát dù khu vực có khả năng gặp suy thoái. Điều này khiến đồng euro lên trên mức ngang giá và nhiều nhà giao dịch tích cực chốt lời đồng bạc xanh.

Ngày 6/9, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đã ký một thỏa thuận để bắt đầu chuyển sang thanh toán nguồn khí đốt mà Moskva cung cấp Trung Quốc bằng nhân dân tệ và đồng ruble của Nga thay vì USD.

Thỏa thuận trên là một phần nỗ lực của Moskva nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD, euro và các loại ngoại tệ mạnh khác trong hệ thống ngân hàng của mình cũng như trong thương mại sau khi vấp phải các lệnh trừng phạt của phương Tây do căng thẳng Nga-Ukraine.

Dự báo các chuyên gia

Mới đây, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã dự báo đồng Euro sẽ suy yếu xuống còn 0,97 USD và tiếp tục ở ngưỡng này trong 6 tháng sau đó bởi sự hủy hoại nhu cầu do cuộc khủng hoảng khí đốt gây ra sẽ dẫn tới “một đợt suy thoái sâu hơn và dài hơn”.

Tương tự, Capital Economics điều chỉnh dự báo giá trị của euro trong năm tới xuống còn 0,9 USD, giảm khoảng 9 - 10% so với mức hiện nay...

Robin Brooks - nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế - cho rằng khu vực đang hướng tới suy thoái sâu và đồng euro sẽ còn giảm nhiều nữa.

Tuy nhiên, một số người cho hay, ECB ít nhất có thể ngăn chặn sự mất giá của đồng euro bằng các đợt tăng lãi suất lớn trong những tháng tới.

George Saravelos - trưởng bộ phận nghiên cứu FX toàn cầu tại Deutsche Bank - cho biết, ECB có thể giúp làm chậm sự suy yếu của đồng euro, nhưng không rõ là có thể giúp euro tăng giá bền vững hay không.

Hệ thống tiền tệ quốc tế có thể đang ở ngưỡng thay đổi đáng kể từ sự kết hợp của kinh tế, địa chính trị và công nghệ.

Tuy nhiên, đó là một câu hỏi bỏ ngỏ liệu những lực lượng này có đánh bật đồng USD khỏi bệ đỡ của nó với tư cách là đồng tiền thống trị toàn cầu hay không - tư cách này vốn đã tồn tại trong phần lớn thời kỳ sau Thế chiến thứ hai.

Deutsche Bank: Nguy cơ "khủng hoảng đồng bảng Anh" trong nhiệm kỳ thủ tướng mới