Bối cảnh xung đột và quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan

Tại báo cáo tuần 33 của BSC, công ty chứng khoán này đã bày tỏ quan ngại Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp từ bối cảnh xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Theo báo cáo từ BSC, tình hình căng thẳng địa chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc đã leo lên một bậc cao mới khi Trung Quốc thực hiện 2 chiến thuật: Cho hải quân diễn tập xung quanh vùng biển Đài Loan nhằm hạn chế nguồn cung ứng vận tải xuất nhập khẩu với Đài Loan và Cấm vận xuất khẩu cát tự nhiên và nhập khẩu các loại hàng hóa cam, quýt, hải sản, bánh kẹo.

Các chuyên gia BSC cho rằng, Trung Quốc là đối tác xuất siêu lớn của Đài Loan, tỷ trọng trung bình giai đoạn 2017-2021 chiếm 41,6% tổng giá trị xuất khẩu của Đài Loan. Hơn nữa, các nhóm hàng hóa Đài Loan nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc cũng chính là những nhóm hàng hóa xuất khẩu chính.

Do vậy, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng nhất là việc hạn chế nguồn cung cát trắng. Nếu thực thi biện pháp này sẽ khiến nền kinh tế Đài Loan bị suy yếu nhanh chóng khi đây là sản phẩm xuất siêu và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho vùng lãnh thổ này.

anh-chup-man-hinh-2022-08-15-luc-10.59.24.png

Đặc biệt, nếu xung đột giữa Trung Quốc – Đài Loan kéo dài sẽ có tác động không tích cực đối với nguồn cung thiết bị bán dẫn và chíp điện tử toàn cầu do Đài Loan chiếm hơn 60% thị phần xuất khẩu mặt hàng này, gián tiếp ảnh hưởng tới việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam.

Đồng thời, sự căng thẳng này cũng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI, FII đang ngày càng gia tăng của Đài Loan vào Việt Nam.

Theo các chuyên gia phân tích, sự kiện này cũng có tác động tiêu cực đối với một số ngành của Việt Nam như: Cảng biển, Nhựa,.. hoặc là yếu tố tạo điều kiện cho ngành Thép,...

OMO & Thị trường liên ngân hàng: Giao dịch qua đêm suy giảm so với tuần trước

anh-chup-man-hinh-2022-08-15-luc-10.44.36.png

Trong tuần vừa qua, theo cập nhật từ BSC, 9.700 tỷ đồng giá trị tín phiếu được phát hành và 46.900 tỷ đồng giá trị tín phiếu đáo hạn. Như vậy, SBV đã bơm ròng 37.200 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.

Bên cạnh đó, trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch qua đêm kém sôi động hơn so với tuần trước khi cả lãi suất và giá trị giao dịch đều giảm nhẹ. Trong đó, doanh số bình quân liên ngân hàng qua đêm là 229.700 tỷ VNĐ với lãi suất BQ LNH qua đêm là 4%.

Tại báo cáo 6 tháng đầu năm 2022, WB dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 7,5% và lạm phát trung bình 3,8% năm 2012. Triển vọng tích cực nhưng rủi ro đang gia tăng gồm tăng trưởng chậm, lạm phát đình đốn các thị trường xuất khẩu chủ lực. Những cú sốc giá cả hàng hóa thế giới và chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn, biến chủng covid mới.

Thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát, rủi ro khu vực tài chính là những thách thức trong nước. Dự báo này tích cực hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng 5,8% công bố ngày 7/6, đặc biệt trong bối cảnh dự báo tăng trưởng các quốc gia thế giới đều bị điều chỉnh giảm.