Lãi suất hiện tại đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn ở mức khá cao

Tại talkshow "Phố Tài chính", đánh giá về động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN, ông Lê Quang Chung, Phố Tổng Giám đốc Chứng khoán Smart Invest (AAS) cho rằng các chuyên gia đánh giá NHNN đã có bước đi khá là nhanh, tác động tích cực đến thị trường tài chính và thị trường liên ngân hàng.

Lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm, tuy nhiên đối với doanh nghiệp, lãi suất cho vay vẫn chưa được tác động nhanh đến vậy, vẫn sẽ bị chậm hơn một chút.

Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Phân tích Maybank Investment cũng cho biết trong tháng 1-2/2023, lãi suất đã hạ nhiệt, giảm xuống mức 10% và 9,5% và đến hiện tại giảm xuống còn 9%, lãi suất bình quân tiền gửi dài hạn giảm xuống còn 8%.

“Chúng tôi cho rằng lãi suất hiện tại đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn ở mức khá cao và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, nhu cầu tiêu dùng”, ông Thành nhận định.

Chu kỳ chính sách tiền tệ trong nước còn kéo dài?
Ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối Phân tích Maybank Investment

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay doanh nghiệp cũng có sự hạ nhiệt nhưng nếu so với mức bình thường thì mặt bằng lãi suất hiện tại, bắt đầu từ lãi suất cho vay sẽ phải giảm 1-1,5%.

Xu hướng giảm của lãi suất là xu hướng giảm của thế giới không chỉ riêng mỗi Việt Nam, bởi lẽ thay vì nỗi lo về lạm phát, chúng ta sẽ chuyển sang nỗi lo về giảm phát và suy thoái. Sau một số sự kiện của ngân hàng thời gian qua, trên thực tế hầu hết giá hàng hóa đã có những biến chuyển về điều chỉnh giảm trong vòng hai tuần – một tháng qua.

“Xu hướng lãi suất trong nước thời gian tới chúng tôi kỳ vọng sẽ có điều chỉnh tốt. Khi tỷ giá vẫn còn giữ được ổn định thì chúng ta sẽ không cần dùng đến chính sách điều chỉnh lãi suất”, ông Chung nhận định.

Tỷ giá VND/USD hiện tại vẫn đang ở ngưỡng khá là thấp, chúng ta sẽ có những chính sách khá là ổn định về lãi suất.

Ông Thành cũng đồng tình với quan điểm này và dự báo lãi suất của Fed sẽ đạt đỉnh vào tháng 6 và đồng USD cũng không thể mạnh quá được nữa. Áp lực trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam cũng sẽ dễ thở hơn rất nhiều, chúng ta sẽ có không gian để hạ lãi suất.

Bên cạnh yếu tố về tỷ giá, nếu diễn biến lạm phát của tháng 3 tiếp tục hạ nhiệt thì chúng ta sẽ có không gian để NHNN điều chỉnh lãi suất, chính sách lãi suất điều hành xuống.

“Chúng tôi dự kiến việc giảm lãi suất điều hành có thể xảy ra vào tháng 7, hay nếu diễn biến này diễn ra nhanh thì có thể sớm hơn vào khoảng tháng 5-6”, ông Thành dự báo.

Giai đoạn thắt chặt tiền tệ bao giờ chấm dứt?

Theo ông Thành, chính sách tiền tệ đang xảy ra khác nhau ở một số khu vực. Ví dụ như tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn đang trong cuộc chiến chống lạm phát và họ vẫn đang phải tăng lãi suất. Còn ở Mỹ thì ông cho rằng chu kỳ này sẽ kéo dài đến khoảng tháng 6 như định hướng của Fed và sau đó sẽ bắt đầu giai đoạn bớt thắt chặt. Với giai đoạn nới lỏng, tôi nghĩ sẽ phải đến năm 2024.

“Còn tại Việt Nam, chúng ta tăng trưởng tín dụng theo hạn mức. NHNN từ đầu năm đã đặt hạn mức tăng trưởng là 14-15% và mục tiêu này vẫn đang xuyên suốt. Tôi cho rằng NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách thận trọng cho đến tầm 2-3 tháng nữa.

Khi lạm phát ổn định thì chúng ta sẽ thấy động thái cắt giảm rõ rệt hơn”, ông Thành đánh giá.

Chu kỳ chính sách tiền tệ trong nước còn kéo dài?
Ông Lê Quang Chung, Phố Tổng Giám đốc Chứng khoán Smart Invest (AAS)

Còn theo quan điểm của ông Chung, giai đoạn thắt chặt tiền tệ đang chậm dần lại. Việt Nam có nhiều cái thuận lợi để chúng ta sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, còn trên thực tế, ở châu Á, tại Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng