Hiện hữu nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản | baotintuc.vn

Trong số những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, thủy sản được xem là một trong những lĩnh vực mũi nhọn và được xem sẽ hưởng lợi lớn trong bối cảnh nhu cầu thế giới đang dần hồi phục hậu COVID-19.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức sản xuất “3 tại chỗ,” kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 chỉ đạt khoảng 520 triệu USD - giảm tới 36% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 35 - 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhờ kết quả xuất khẩu 7 tháng qua tăng cao nên lũy kế 8 tháng, xuất khẩu thủy sản vẫn tăng khoảng 6% đạt 5,5 tỷ USD.

Trong số đó, xuất khẩu tôm đạt gần 2,4 tỷ USD - tăng 4%; xuất khẩu cá tra vẫn giữ tăng trưởng 7% đạt 980 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ 8 tháng cũng tăng trên 10% đạt 460 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu mực, bạch tuộc và các loại cá khác (trừ cá ngừ, cá tra) chỉ tăng nhẹ 2% và 4%.

Theo kết quả khảo sát của VASEP, từ giữa tháng 7 tới nay, chỉ có khoảng 30 - 40% số doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và cũng chỉ huy động được từ 40 - 50% người lao động tham gia sản xuất. Do đó, công suất sản xuất trung bình giảm chỉ còn từ 40 - 50% so với trước đây.

Thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, thiếu nguyên liệu sản xuất, thủ tục xuất nhập khẩu bị chậm trễ ách tắc, khiến nhiều doanh nghiệp không đảm bảo tiến độ giao hàng và bị mất đơn hàng, khách hàng.

Trong khi đó, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu của ngành thủy sản bị đứt gãy hoặc gặp khó khăn trong vận chuyển, chi phí đầu vào và chi phí vận tải đều tăng đang và sẽ là gánh nặng cho cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam thời gian tới.

VASEP nhận định diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở TP. HCM và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương trong khi việc triển khai tiêm vaccine cho lực lượng công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp vẫn còn hạn chế và không đồng đều. Với thực trạng đó, bức tranh sản xuất và xuất khẩu thủy sản tháng 9 này sẽ vẫn ảm đạm.

Tới thời điểm này, một số tỉnh Nam sông Hậu như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… kiểm soát dịch COVID-19 tốt và linh hoạt nên tình hình sản xuất sẽ hồi phục sớm hơn. Đây là những tỉnh trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu tôm, do vậy mặt hàng tôm được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế mức sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm.

Kich ban nao cho tinh hinh xuat khau thuy san sau thang 9 hinh anh 1

Tuy nhiên, sản xuất và chế biến cá tra lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc sông Hậu, khu vực vẫn đang gặp thách thức với sản xuất “3 tại chỗ.” Hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa, tình hình xuất khẩu cá tra sẽ khó cải thiện trong tháng tới.

Tương tự, TP. HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ là nơi có nhiều nhà máy và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ, các loại cá biển khác.

Trước tình trạng COVID-19 phức tạp như hiện nay, sản xuất và xuất khẩu tại những địa bàn này sẽ tiếp tục đình trệ trong tháng 9/2021. Do vậy, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20%, kim ngạch đạt khoảng 660 triệu USD.

Với kịch bản từ sau tháng 9, hầu hết công nhân chế biến thủy sản được tiêm vaccine, các công ty không phải sản xuất “3 tại chỗ,” xuất khẩu 3 tháng cuối năm sẽ hồi phục nhẹ và có thể đạt được kim ngạch khoảng 8,5 - 8,6 tỷ USD trong đó, xuất khẩu tôm dự báo đạt khoảng 3,9 - 4 tỷ USD, cá tra khoảng 1,5 tỷ USD, hải sản khoảng 3,1 tỷ USD.

Trong nguy có cơ hay có nan?

Nhận định trong buổi tọa đàm trực tuyến gần đây, ông ông Bùi Tiến Đức – Chuyên gia tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, thủy sản vẫn sẽ là một ngành tiềm năng cho giai đoạn quý IV/2021 cũng như kéo dài sang cả năm 2022, nhờ việc có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất tới hàng loạt quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nhìn lại trong quá khứ, hồi quý 2/2020, khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát và lây lan trên toàn cầu, khi đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã sụt giảm, cộng thêm sự mất cân đối khi cung vượt quá cầu trong năm 2019 trước đó, có thể nói rằng ngành thủy sản trong năm 2020 gần như đã tạo đáy.

Tuy nhiên, điều này lại có thể mang ý nghĩa là "trong nguy có cơ" - ông Đức chia sẻ. Theo đó, từ giai đoạn quý III/2020 đến nay, khi các thị trường lớn bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách và hồi phục nhu cầu, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong các quý gần đây đều đạt mức tăng trưởng dương, đặc biệt trong quý II/2021 đã tăng trưởng tới hơn 20% so với cùng kỳ và cho thấy ngành đang bắt đầu vượt đáy.

Ngành thủy sản đang trong nguy có cơ, yếu tố giá tiêu cực trong ngắn hạn sẽ đem lại cơ hội sinh lời tốt - Ảnh 1.

Hiện tại, khi các nền kinh tế lớn đã dần phục hồi sau đại dịch, nhu cầu đối với ngành thủy sản sẽ tăng trở lại và đảm bảo sự tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Ngoài việc nhu cầu từ các thị trường lớn phục hồi, chuyên gia đến từ Mirae Asset đánh giá, một yếu tố tạo nên sức bật khác cho ngành thủy sản Việt Nam đến từ việc giá bán cá tra và giá tôm cũng bắt đầu tạo đáy và đi lên. Biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thủy sản niêm yết đã được cải thiện lên mức 14,4% trong quý II/2021.

Trong bối cảnh chi phí đầu vào, cước vận tải tăng cao trong nửa đầu năm 2021, việc lợi nhuận cải thiện cho thấy các doanh nghiệp thủy sản có khả năng chuyển giá vào tay người tiêu dùng cuối cùng, từ đó đảm bảo cho nguồn doanh thu cũng như khuếch đại lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Về triển vọng ngắn hạn trong một vài tháng tới đây, ông Đức cũng đồng quan điểm khi cho rằng các doanh nghiệp thủy sản vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn về chi phí gia tăng cho công nhân cũng như vấn đề giảm công suất sản xuất. Trong tháng 8 và tháng 9, áp lực tăng chi phí sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Tuy vậy, nếu thị trường phản ứng với các luồng thông tin tiêu cực này, khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp thủy sản sụt giảm, đây sẽ là cơ hội để đầu tư tại nhóm ngành thủy sản, đặc biệt là các nhà đầu tư với quan điểm trung và dài hạn bởi những yếu tố tác động tiêu cực đến ngành thủy sản Việt Nam hiện tại chỉ mang tính tạm thời, không ảnh hưởng đến cấu trúc ngành nghề. Nếu nhà đầu tư có thể tận dụng được các yếu tố ngắn hạn sẽ có thể đem lại mức sinh lời tốt.

Một số mã cổ phiếu trong ngành được ông Đức khuyến nghị nên theo dõi như VHC, MPC, ANV và FMC - đây đều là những doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Loạt cổ phiếu bluechips đi ngang trong tháng 8/2021

Trong một tháng qua (từ 30/7 đến 1/9/2021), thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tín hiệu hồi phục nhẹ. Nhóm cổ phiếu ngân ...

Tháng 8/2021: Dòng tiền rổ VN30 dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu Midcap và Smallcap

Cùng với sự suy yếu của nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong tháng 8/2021 dòng tiền chứng khoán được ghi nhận đã dịch chuyển mạnh ...

Cổ phiếu PVD (PV Drilling) bị cắt margin, công ty chứng khoán nói gì?

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu ...