VNDirect: "Đà tăng của giá thép thiếu bền vững, định giá cổ phiếu thép đang  ở

Trong báo cáo được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra nhận định, những tháng cuối năm 2021, các nhà sản xuất thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi áp lực cạnh tranh giảm và giá thép có khả năng duy trì ở nền cao cho đến nửa đầu năm 2022.

Nguyên nhận được công ty này chỉ ra là do chi phí sản xuất tăng và sản lượng giảm ở Trung Quốc trong khi nhu cầu tại thị trường Mỹ và EU vẫn mạnh mẽ. Nhu cầu thép đang gia tăng do sự bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô và sự hồi phục của ngành xây dựng trên toàn cầu.

Việc nhu cầu thép ở châu Âu được dự báo sẽ tăng 10,2% trong năm 2021 và 4,8% vào năm 2022 sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm tôn mạ của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, các biện pháp tự vệ của EU được gia hạn đối với thép nhập khẩu, chủ yếu nhắm vào đối thủ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyên gia phân tích Phạm Minh Tú tại VDSC cho hay, chênh lệch giá thép cuộn cán nóng giữa EU và Việt Nam ngày càng nới rộng và dao động trong khoảng 300 - 530 USD/tấn, ước tính biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép ở Việt Nam dao động từ 15 - 25% trong nửa cuối năm 2021, sau đó giảm xuống còn khoảng 14% vào năm 2022, nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn 2018 - 2019.

Về sản phẩm tôn mạ, nhu cầu đối với sản phẩm này của Việt Nam tại EU và Bắc Mỹ rất ổn định. Các nhà sản xuất tôn mạ lớn, chẳng hạn HSG và NKG, hiện đã nhận đủ đơn đặt hàng để sản xuất cho đến tháng 11/2021. Dự báo, doanh số tiêu thụ thép của HSG và NKG trong nửa cuối năm 2021 sẽ tăng lần lượt 15% và 32% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh nhu cầu thép gia tăng, hầu hết trung tâm sản xuất thép lớn của thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế xuất khẩu, còn Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu thép để đáp ứng nhu cầu tăng cao tại thị trường nội địa trong khi nguồn cung giảm vì hoạt động sản xuất thép bằng công nghệ lò thổi bị hạn chế do chính sách giảm phát thải carbon.

Hiện tại, Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới với 55% thị phần. Do đó, việc nhập khẩu cộng với động thái siết xuất khẩu bằng cách cắt giảm hoàn thuế xuất khẩu của nước này dự kiến sẽ gây nên sự thiếu hụt nguồn cung thép trên phạm vi toàn cầu.

Hoạt động đầu tư công sẽ được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới cũng là yếu tố hỗ trợ các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Mới đây ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1082/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch (7 tháng đầu năm mới giải ngân được 169.300 tỷ đồng - bằng 36,7% kế hoạch).

Theo thông tin từ HPG, chính sách đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ gần đây đã bắt đầu đi vào thực tế. Nhiều công trình hạ tầng, dự án được triển khai như công trình cao tốc Bắc Nam (đoạn qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng), công trình sửa chữa, nâng cấp đường băng các sân bay quốc tế, các công trình bệnh viện, trường học, các dự án nhiệt điện…., đa số công trình sử dụng thép Hòa Phát để thi công.

Sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 7/2021 của HPG đạt 300.000 tấn - tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 19% so với tháng 6.

Mặc dù có nhiều yếu tố hỗ trợ, tạo dư địa tăng giá cho nhóm cổ phiếu thép, nhưng Công ty Chứng khoán Bản Việt nhìn nhận, giá cổ phiếu nhóm này đã phản ánh phần lớn lợi nhuận dự kiến tăng mạnh của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép nhiều khả năng sẽ giảm trong nửa cuối năm 2021 do chi phí sản xuất tăng.

Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán BSC đánh giá, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thép sẽ chậm lại trong nửa sau năm 2021 song tiêu thụ thép có thể phục hồi trong quý IV/2021 nhờ yếu tố mùa vụ và các dự án bị hoãn lại trong quý III/2021 nhưng vẫn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh COVID-19.

Về ngắn hạn, nhiều đánh giá cho rằng, nhóm cổ phiếu thép không còn nhiều động lực tăng trưởng do chịu nhiều áp lực, song nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng vào thời điểm cuối năm – thời kỳ cao điểm của mùa xây dựng cũng như việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công – khi đó nhu cầu về thép sẽ tăng mạnh và là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu.
Dòng tiền ETF rút khỏi thị trường tuần từ 16 - 20/8: Diễn biến lạ ở Fubon FTSE Vietnam

Việc Fubon FTSE Vietnam ETF quay đầu bán ròng những ngày gần đây là động thái khá bất ngờ khi họ đã mua ròng khá ...

Cần tỉnh táo khi đầu tư chứng khoán theo diễn biến thị trường

Trong giai đoạn đầu tư bằng đầu thay vì đầu tư theo đám đông, các nhà đầu tư có lẽ quên việc khó có thể ...

Tiền nội cân lực xả khối ngoại, nhà đầu tư cá nhân bắt đáy mạnh trong tuần thị trường lao dốc

Trong tuần VN-Index điều chỉnh về dưới mốc 1.330 điểm, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục duy trì trạng thái ...