Thị trường chứng khoán kết phiến giao dịch ngày 21/2/2023 giảm trở lại với sự suy yếu ở các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, bất động sản,...

Dù vậy, vẫn có một số gây chú ý trong đó có HQC khi tiếp tục tăng trần cùng dư mua giá trần gần 20 triệu đơn vị. Hay như sắc tím của IJC trước giờ đóng cửa. Ngược lại, các mã như IBC, AAM, LCG, NVL, EIB kết phiên trong tiếc nuối khhi có thời điểm tăng trần.

Trong khi đó, cổ phiếu VNZ của "kỳ lân công nghệ VNG với việc giảm 12,7% hiện chỉ còn 913.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản phiên hôm nay tăng mạnh lên mức 7.000 đơn vị.

Cổ phiếu VNZ giảm 42% từ đỉnh,
Diễn biến giá cổ phiếu VNZ

Ghi nhận, sau khi chạm đỉnh giá 1.562.500 đồng phiên 16/2, cổ phiếu này đã ngắt chuỗi 11 phiên tăng trần ngay trong phiên và hiện đã giảm phiên thứ 4 liên tiếp - tương ứng mức giảm gần 42% giá trị.

Hiện vốn hóa của công ty chỉ còn 32.725 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại thời điểm VNZ tăng vượt mức 1,5 triệu đồng/cổ phiếu, không ít cổ đông nước ngoài từng mua vào cổ phiếu VNG nhiều năm về trước đã nhen nhóm hy vọng "về bờ". Tuy nhiên với mức giá hiện tại, các cổ đông ngoại này tiếp tục bị đẩy xa bờ với khoản lỗ đầu tư từ 40 - 50% giá trị.

Cụ thể, năm 2021, Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset đã chi 1.228 tỷ đồng để mua cổ phiếu VNG với mức giá 1,7 triệu đồng/cổ phiếu. Trước đó năm 2019, quỹ Temasek (Singapore) thậm chí đã mua 355.820 cổ phiếu VNG với giá 1.861.800 đồng/cổ phiếu - tương ứng khoản tiền bỏ ra gần 662 tỷ.

Liên quan đến cổ phiếu VNZ, ngay sau khi mã tạo đỉnh và giảm phiên đầu sau chuỗi tăng trần, ngày 17/2, bà Trương Thị Thanh – Thành viên Ban kiểm soát của CTCP VNG đã đăng ký bán 2.000 cổ phiếu VNZ theo phương thức thỏa thuận từ 23/2 - 23/3/2023.

Hiện nay, bà Thanh đang sở hữu 36.283 cổ phiếu VNZ - tương đương 0,101 vốn điều lệ.