Lúc 6h ngày 29/3, giá vàng miếng tại Doji và SJC được niêm yết ở mức 98,2 – 100,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 800.000 – 1,3 triệu đồng/lượng (mua – bán) so với đầu giờ sáng hôm qua.

Sáng sớm ngày 29/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 24.843 đồng.

Như vậy, để mua 20 lượng vàng với giá 100,2 triệu đồng/lượng cần 2.004 triệu đồng, tương đương 80.667 USD.

Theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2023, Singapore là nước có thu nhập bình quân cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 70.590 USD. Đứng ở vị trí thứ hai là Brunei với thu nhập bình quân đạt 34.480 USD.

Ở vị trí thứ ba là Malaysia với thu nhập bình quân đạt khoảng 11.710 USD; Thái Lan xếp thứ tư với thu nhập bình quân đạt khoảng 7.200 USD.

Bên cạnh đó, Indonesia xếp thứ năm với thu nhập bình quân đạt khoảng 4.810 USD; Philippines có thu nhập bình quân đạt khoảng 4.320 USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam có thu nhập bình quân xếp thứ 7 trong khu vực, đạt khoảng 4.110 USD.

Theo đó, để mua 20 lượng vàng với 80.667 USD (tỷ giá và giá vàng sáng ngày 29/3) thì Singapore cần hơn 1 năm; Brunei cần hơn 2 năm; Malaysia cần 7 năm; Thái Lan cần hơn 11 năm; Indonesia cần 17 năm; Philippines cần hơn 19 năm và Việt Nam cần 20 năm.

Để mua 20 lượng vàng: Thu nhập bình quân người Singapore cần hơn 1 năm, Malaysia cần 7 năm, Thái Lan cần hơn 11 năm, Việt Nam thì sao?
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Sáng 19/2, với 462/463 đại biểu tán thành (chiếm 96,86%) và 1 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội quyết nghị điều chỉnh chỉ tiêu, bao gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; Quy mô GDP năm 2025 đạt trên 500 tỷ USD. GDP bình quân đầu người trên 5.000 USD; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,5 - 5%.

Trước đó, chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận đề án bổ sung về phát triển kinh tế xã hội năm 2025. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng trưởng GDP cả nước cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).

Ông Dũng cho biết, để đạt được mục tiêu trên cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp và phân cấp, phân quyền triệt để; hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;...