Để tháo gỡ vướng mắc của 156 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố, HoREA rất nhất trí với Sở Xây dựng thành phố đề xuất “phân nhóm vướng mắc” và giao cho từng Sở ngành liên quan chủ trì phối hợp xem xét giải quyết. Cụ thể:

- Sở Xây dựng chủ trì xem xét 8 dự án với 6 nhóm vướng mắc: Hoán đổi nghĩa vụ nhà ở xã hội; xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai; mua phần diện tích chung thuộc sở hữu nhà nước trong dự án chung cư cũ; thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại dự án thương mại bằng hình thức nộp tiền; cấp giấy phép xây dựng; xác định dự án có được phép bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì xem xét 10 dự án với 1 nhóm vướng mắc là “điều chỉnh quy hoạch”;

HoREA kiến nghị

- Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì xem xét 24 dự án với 15 nhóm vướng mắc: Đấu giá quyền sử dụng đất; bồi thường giải phóng mặt bằng; chuyển mục đích sử dụng đất; giao đất bổ sung; gia hạn thời gian thuê đất; xem xét miễn tiền sử dụng đất; thẩm định, phê duyệt tiền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính; rà soát quá trình xử lý nhà, đất, trình tự thực hiện dự án; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân sau khi dự án xây dựng hoàn thành; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp sau khi đã đền bù và hoàn tất cơ sở hạ tầng; đánh giá tác động môi trường; giải quyết đối với phần diện tích mở rộng ngoài ranh giao đất; hoán đổi phần đất còn lại sang vị trí khác; phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất;

- Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì xem xét 11 dự án với 4 nhóm vướng mắc: Ghi nhận là thành viên góp vốn của công ty; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư; cấp hiấy chứng nhận đăng ký đầu tư; chuyển nhượng dự án đầu tư;

- Sở Giao thông Vận tải chủ trì xem xét 1 dự án với 1 nhóm vướng mắc là “đánh giá tác động giao thông”;

Hiệp hội nhận thấy, “vướng mắc pháp lý chiếm 70% vướng mắc khó khăn” của các doanh nghiệp bất động sản mà theo thông tin trước đây của Sở Xây dựng thì thành phố có khoảng 64 dự án bất động sản bị “vướng mắc pháp lý” như phải rà soát lại về pháp lý đối với các dự án sử dụng đất có nguồn gốc đất công do sắp xếp lại, xử lý tài sản công, hoặc do di dời nhà xưởng bị ô nhiễm, hoặc do cổ phần hóa chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định, hoặc phải rà soát lại tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có).

Nhưng, trong đề xuất “phân nhóm vướng mắc” của Sở Xây dựng chưa đề cập nội dung “nhóm vướng mắc pháp lý” này. Do đó, HoREA đề nghị Sở Xây dựng và UBND thành phố xem xét “phân nhóm vướng mắc pháp lý” và đề nghị giao cho Sở Tư pháp chủ trì phối hợp xem xét giải quyết.