Năm 2020, Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) lên kế hoạch doanh thu tăng

Giá cước vận chuyển đạt kỷ lục, giá thuê tàu cũng tăng mạnh từ tháng 7/2020

Từ nửa cuối năm ngoái đến nay, giá cước vận tải biển đã gia tăng đột biến trước tình trạng khan hiếm container và gián đoạn chuỗi cung ứng; sự chênh lệch trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh và phục hồi sản xuất giữa 2 khu vực Thái Bình Dương và khu vực Mỹ, EU dẫn tới hiện tượng lệch cán cân thương mại; giảm tốc độ xử lý, luân chuyển container. Bên cạnh đó các hãng tàu cũng ưu tiên dồn vỏ container cho hoạt động xuất khẩu tại Trung Quốc để hưởng lợi từ quy mô và giá cước cao hơn khiến việc thiếu hụt vỏ container trở nên gay gắt.

Báo cáo của JPMorgan Securities cho biết, giá vận tải biển tiếp tục tăng cao sau một số sự kiện gần đây như tắc nghẽn kênh đào Suez, gián đoạn nhiều tuần tại cảng Diêm Điền (một trong những cảng container lớn nhất thế giới ở miền nam Trung Quốc) vì sự lây lan của dịch COVID-19... Điều này càng gây áp lực lớn lên ngành vận tải biển toàn cầu vốn đã căng thẳng, tình trạng chậm trễ trong chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất và bán lẻ khắp thế giới càng thêm trầm trọng. Hội đồng Vận tải thế giới (WTO) cũng nhận định sẽ rất khó để biết khi nào chi phí vận tải biển tạo đỉnh, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn.

Tại ngày 1/7, chỉ số giá cước vận tải container toàn cầu Drewry World Container đã lên mức 8.399 USD - tăng 346% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước bối cảnh giá cước thế giới gia tăng, nhiều doanh nghiệp vận tải nội địa cũng thực hiện điều chỉnh đơn giá vận chuyển như Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) khi doanh nghiệp đã thực hiện tăng giá nhiều tuyến vận chuyển các tuyến nội địa Hải Phòng – Đà Nẵng – Cái Mép – TP. HCM thêm khoảng 0,5 - 1,5 triệu đồng từ cuối năm ngoái.

Báo cáo của SSI Research cũng cho biết, giá tàu trên thế giới cũng đã tăng gấp 2 lần mức trước COVID-19 do các hãng vận tải container gấp rút mở rộng đội tàu của họ trước sự khan hiếm nguồn cung. Sự thiếu hụt nguồn cung vận tải cũng dẫn đến giá thuê tàu (charter rate) tăng cao, giá thuê tàu trên toàn thế giới đã bắt đầu tăng mạnh từ tháng 7 năm ngoái trong đó các loại tàu có trọng tải lớn (trên 4.000 teu/chuyến) có mức tăng mạnh nhất.

Tuy nhiên, với tình hình trong nước, theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD - tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước trong đó giá trị xuất khẩu tăng 28,4% lên 157,63 tỷ USD và nhập khẩu tăng 36% lên mức 159,1 tỷ USD.

Theo đó, SSI Research dự báo, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và tổng sản lượng hàng hóa quốc tế qua cảng biển sẽ tăng 10% trong năm nay nhờ yếu tố phục hồi toàn cầu, động lực từ các hiệp định FTA mới có hiệu lực và kỳ vọng tăng trưởng dòng vốn FDI nhờ làn sóng đa dạng hóa chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Tương tự, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng ước tính tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tăng 11,9% trong năm nay - tương đương 771 triệu tấn.

Với Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH), đây là một trong số ít doanh nghiệp vận tải biển có chuỗi cung ứng hoàn thiện từ cảng biển - vận tải biển - dịch vụ kho bãi trong đó mảng kinh doanh vận tải biển là động lực tăng trưởng chính trong những năm gần đây.

Ngoài ra Hải An cũng sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam được đầu tư với vốn thấp trong bối cảnh nhu cầu vận tải container và giá thuê tàu tăng như hiện tại.

haian-png-1392-1625220159.png

Nguồn: Agriseco Research

Trong tháng 4/2021, Hải An tiếp tục đầu tư thêm tàu mới HaiAn West (1.740 teu) và Hải An East (1.702 teu) sau khi đã mua tàu HaiAn View (1.577 teu) tại tháng 7 năm ngoái. Cùng với đó, doanh nghiệp thực hiện bán tàu có tuổi đời cao là HaiAn Song vào quý I vừa qua. Động thái này của Hải An cho thấy công ty đang nỗ lực trẻ hóa đội tàu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao cả ở nội địa và quốc tế bắt đầu từ quý IV/2020.

Như vậy đến nay, doanh nghiệp vận tải này đang sở hữu 8 tàu với tổng sức chứa lên đến 11.000 teu trong đó Hải An Link (1.060 teu) và Hải An East (1.702 teu) đang được cho thuê. 6 tàu còn lại được khai thác vận tải với giá cước vận chuyển một số tuyến nội địa được điều chỉnh tăng từ cuối năm ngoái trong đó đáng chú ý là lộ trình từ khu vực Hải Phòng tới Cái Mép - Thị Vải đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ.

Nhờ đầu tư thêm tàu, sản lượng vận tải của đội tàu Hải An tại quý I/2021 đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng đội tàu tăng dẫn tới sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng. Cùng với đó, giá cước vận tải biển tăng và giá dầu nhiên liệu giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận doanh nghiệp.

Theo đó, Hải An có doanh thu tăng 28% lên 359 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, gấp 2,8 lần sau 3 tháng đầu năm 2021.

Nhóm phân tích của SSI Reseach cũng đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2021 và 2022 ước đạt 54% YoY và 35% YoY nhờ vào việc mở rộng công suất của mảng vận chuyển và giá cước cao hơn trong điều kiện thị trường thuận lợi.

Trên thị trường, cổ phiếu HAH đã tăng gấp đôi thị giá sau 6 tháng đầu năm (từ mức 17.xxx đồng lên 33.xxx đồng - phiên ngày 2/7/2021) với thanh khoản trung bình phiên đặt hơn 1 triệu đơn vị.

1109-hah
HAH là doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định và nguồn tài chính tương đối đảm bảo

Nhận định chứng khoán ngày 5/7/2021: VN-Index tiếp tục rung lắc và thăm dò

Thị trường chứng khoán ghi nhận tuần thứ ba liên tiếp tăng điểm cho thấy nhà đầu tư đang tỏ ra khá lạc quan với ...

Nhận định chứng khoán ngày 3/7/2021: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 3/7/2021. Tạp ...

Khối tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng tuần từ 28/6 - 2/7/2021: Cổ phiếu HPG, VGC bị bán mạnh

Khối tự doanh CTCK tiếp tục tăng bán ròng trong tuần giao dịch cuối tháng 6, đầu tháng 7/2021 với việc bán ra tổng cộng ...