Tuần cuối năm 2023 khép lại với mức tăng 26,9 điểm (+2,44%) của VN-Index tại mức 1.129,9 điểm. Nếu không có pha "đạp trụ VCB" trong phiên ATC ngày 29/12, chỉ số đã có thể chinh phục thành công mố 1.130 điểm (EMA200).

Giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường ở mức 18.263 tỷ đồng/phiên - tăng 24% so với tuần trước.

Sau 20 bán ròng liên tục, khối ngoại đã trở lại mua ròng trên HoSE trong 3 phiên giao dịch cuối năm. Lũy kế trong tuần từ 25-29/12, khối ngoại mua ròng hơn 463 tỷ đồng trên HoSE.

Khối ngoại bán ròng gần 23.100 tỷ đồng trong năm 2023
Khối ngoại ghi nhận 9 tháng bán ròng liên tiếp trên sàn HoSE

Tâm điểm mua được ghi nhận tại cổ phiếu HCM (115,1 tỷ đồng), FPT (102,6 tỷ đồng), VCB (80,9 tỷ đồng). Các mã HSG, PVD, STB, MSN, BCM, VPB, GEX,... hút ròng dưới 80 tỷ mỗi mã.

Ngược chiều, cổ phiếu GMD bị bán mạnh nhất với quy mô 174,2 tỷ đồng, VNM với 173,3 tỷ đồng, SSI với 72,5 tỷ đồng),...

Sau năm 2022 đảo chiều mua ròng, dòng tiền khối ngoại trở lại bán ròng quy mô tỷ USD trên thị trường chứng khoán Việt năm 2023.

Hoạt động bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu từ tháng 4 đến thanh, có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 6 và 7 khi thị trường khởi sắc. Sau khi VN-Index vươn lên trên 1.200 điểm vào tháng 9, lực rút có xu hướng mạnh lên và đạt mức cao nhất trong tháng 12 (mức mạnh nhất kể từ tháng 6/2021).

Trước đó trong quý I/2023, chứng khoán Việt Nam hút về gần 7.000 tỷ đồng tiền ngoại, chủ yếu đến từ hoạt động giải ngân hàng các ETF ngoại như Fubon FTSE Vietnam, VNM ETF, FTSE Vietnam hay iShare. Trong 9 tháng còn lại, dòng tiền ngoại rút ra hơn 30.000 tỷ đồng.

Tổng hợp cả năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài rút ròng 23.078 tỷ đồng khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó giá trị bán cổ phiếu là 17.760 tỷ đồng, ETF nội là 5.167 tỷ đồng,...

Như vậy, từ khi dịch COVID-19 nổ ra, nhà đầu tư nước ngoài rút ròng gần 75.800 tỷ đồng (3,1 tỷ USD) trên thị trường chứng khoán Việt Nam (số liệu từ Dòng vốn Kinh doanh).