Theo báo cáo chiến lược năm 2024 của công ty chứng khoán MB, khó khăn của ngành ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn đi qua. Tuy vậy, trong năm 2024, LNST của hầu hết ngân hàng niêm yết đều được kỳ vọng khả quan.

Trưởng tín dụng toàn ngành trong trong năm 2023 vẫn còn xa so với mục tiêu

Theo MBS, khó khăn của toàn ngành ngân hàng vẫn chưa hoàn toàn đi qua. Năm 2023, ngành ngân hàng chứng kiến tăng trưởng tín dụng thấp đi cùng NIM suy giảm. MBS dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ đạt 10,5% trong năm 2023, cách khá xa so với mục tiêu 14-15% trong năm 2023 của Chính phủ.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng 2024: Dự báo khả quan, tiềm ẩn rủi ro từ suy giảm chất lượng tài sản
Tăng trưởng tin dụng toàn ngành được dự báo chỉ đạt 10.5% trong năm 2023

Tốc độ tăng trưởng chậm đến từ các nguyên nhân như: Ảnh hưởng từ tổng cầu thế giới suy yếu và thị trường bất động sản trầm lắng trong 9 tháng đầu năm. Số lượng giao dịch và số lượng dự án hoàn thành xây dựng lần lược giảm 31% và 33% so với cùng kỳ.

LNST toàn ngành kém khả quan, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng LNST của các ngân hàng niêm yết giảm 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó nhóm Big4 ghi nhận kết quả khả quan hơn với mức tăng trưởng 14,2% svck, trong khi lợi nhuận nhóm các NHTM Cổ phần suy giảm 9,9% svck.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng 2024: Dự báo khả quan, tiềm ẩn rủi ro từ suy giảm chất lượng tài sản
Lũy kế 9T23, tổng LNST các NHNY giảm 2.5% so với cùng kỳ

MBS chỉ ra rằng, LNST 9T2023 suy giảm chủ yếu do tín dụng toàn ngành suy yếu; NIM toàn ngành giảm 86,5 điểm cơ bản so với cùng kỳ; chi phí hoạt động và chi phí trích lập dự phòng tăng lần lượt 7,7% và 5,4%.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng 2024: Dự báo khả quan, tiềm ẩn rủi ro từ suy giảm chất lượng tài sản
Chi phí trích lập dự phòng tăng 5,4%

Tăng trưởng LNST 2024 được dự báo khả quan

KQKD kém khả quan trong năm 2023 đã tạo ra nền so sánh thấp cho tăng trưởng LNST trong năm 2024.

MBS kỳ vọng, năm 2024, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 13-14% (với kịch bản tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,9%) do nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy tín hiệu khởi sắc như: GDP đang thể hiện xu hướng tích cực (Q1/23: +3.28%, Q2/23: +4.05%, Q3/23: +5.33% svck); Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy tín dụng cho thị trường bất động sản như Nghị định 08/2023/NĐ-CP, 10/2023/NĐ-CP với mục tiêu tháo gỡ vướng mắc pháp lý các dự án BĐS và phát triển nhà ở xã hội; lãi suất cho vay giảm mạnh kích thích nhu cầu tín dụng.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng 2024: Dự báo khả quan, tiềm ẩn rủi ro từ suy giảm chất lượng tài sản
Dự báo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng 13-14% trong năm 2024

Ngoài ra, MBS kỳ vọng NIM sẽ được cải thiện từ quý 4/2023 và tăng nhẹ trong năm 2024 trong bối cảnh lãi suất huy động toàn ngành đang thấp hơn mức đáy trong giai đoạn dịch Covid-19. Như vậy, với môi trường lãi suất thấp được duy trì trong ít nhất 6-9 tháng tới, LNST của hầu hết các ngân hàng được MBS kỳ vọng khả quan.

Quan ngại rủi ro suy giảm chất lượng tài sản trong năm 2024

Tuy vậy, MBS cho rằng, rủi ro suy giảm chất lượng tài sản vẫn lớn trong năm 2024. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) toàn ngành tại Q3/23 đạt 2.2%, tăng 64 điểm cơ bản so với 2022, và là mức NPL cao nhất từ năm 2015.

Hầu như tất cả các ngân hàng đều tiếp tục ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) gia tăng tại Q3/23 so với đầu năm và các quý liền trước. Tuy vậy, thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giãn nợ đã giúp tỷ lệ nợ xấu và sự sụt giảm LLR giảm tốc. NPL toàn ngành tăng mạnh từ 1,4% cuối năm 2022 lên 2,1% cuối Q2/2023 nhưng chỉ tăng 10 điểm cơ bản trong Q3/2023. LLR giảm hơn 21% trong 6T2023 nhưng chỉ giảm 5,8% trong Q3/2023.

Do đó, MBS kỳ vọng NPL toàn ngành sẽ tăng nhẹ 10-20 điểm cơ bản và đạt đỉnh trong Q4/2023. Ngoài ra, việc sử dụng một lượng lớn trích lập dự phòng trong 9T2023 để xử lý nợ xấu cũng góp phần giúp NPL các ngân hàng suy giảm.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng 2024: Dự báo khả quan, tiềm ẩn rủi ro từ suy giảm chất lượng tài sản
Áp lực trích lập dự phòng có sự phân hoá rõ nét giữa các ngân hàng

Áp lực trích lập dự phòng được dự báo vẫn sẽ lớn trong năm 2024 mặc dù nợ xấu được kỳ vọng tạo đỉnh trong quý 4/2023 và chi phí trích lập toàn ngành đang có xu hướng tích cực. Theo MBS, áp lực trích lập dự phòng trong năm 2024 vẫn là đáng kể.

Nguyên nhân đến từ việc dự địa trích lập của các ngân hàng sẽ không còn nhiều khi KQKD cả năm 2023 được dự báo sẽ kém khả quan, do đó khi hiệu lực của TT02/2023/NHNN-TT hết hạn vào 30/06/2024 (đang được NHNN cân nhắc gia hạn) áp lực trích lập cho các khoản nợ tái cơ cấu hoặc các khoản nợ xấu không được tái cơ cấu sẽ gia tăng.

Tuy nhiên, MBS cho rằng áp lực này sẽ có sự phân hoá rõ nét giữa các ngân hàng. Những ngân hàng đã gia tăng trích lập lớn trong năm 2023 và đưa chất lượng tài sản về mức thấp có thể sẽ có nhiều dư địa để xử lý hơn, và do đó sẽ có được lợi thế tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.