Dự báo của Mirae Asset được hỗ trợ bởi tình hình dịch bệnh tạm thời được kiểm soát ở các ổ dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam và Hưng Yên giúp giảm mức độ biến động của thị trường chung; Các chính sách kích thích kinh tế như gia tăng đầu tư công đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, gồm thép, xi măng, đá…, phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm.

Cùng với Thông tư 09, các nỗ lực gần đây của NHNN trong việc giảm chi phí vốn, thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng M2 và tín dụng bắt đầu phát huy hiệu quả. Đáng chú ý, tăng trưởng M2 liên tục nới rộng khoảng cách so với tăng trưởng tín dụng, được xem là nhân tố tích cực đối với TTCK khi thanh khoản tự do đang gia tăng. Các nhóm ngành dẫn dắt như ngân hàng và bất động sản được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

Mirae Asset: VN-Index sẽ rung lắc mạnh quanh mốc 900 điểm trong tháng 9 - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển FDI sang Việt Nam được duy trì và tiếp tục là động lực đối với nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp.

Dù vậy, Mirae Asset cũng cho rằng, VN-Index sẽ có rung lắc đáng kể quanh mức kháng cự 900 điểm bởi thị trường đã tăng nhanh trong tháng 8 kéo theo áp lực chốt lời. Ngoài ra, hoạt động bán ròng của khối ngoại gia tăng cugx đã gây áp lực cho VN-Index trong việc tiến xa hơn.

Trong khi đó, Mirae Asset đánh giá mốc 840 - 850 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh khi đã được kiểm chứng nhiều lần trong tháng 8 vừa qua.

Cũng theo báo cáo của Mirae Asset, dù dịch bệnh hiện đang được kiểm soát tốt song những rủi ro đối với nền kinh tế vẫn còn hiện hữu. Tình trạng gián đoạn kinh tế dù ở mức độ nhỏ hơn vẫn còn tiếp diễn ở một số địa phương và một số ngành. Tăng trưởng kinh tế trong quý III/2020 và 6 tháng cuối năm sẽ khó khởi sắc như mong đợi.

Sau khi phục hồi mạnh mẽ trong tháng 8, áp lực định giá đang gia tăng trở lại khi thị trường đang giao dịch ở mức P/E 14,8x và đang tiệm cận mốc kháng cự mạnh 15x trong ngắn hạn. Mirae Asset cho rằng, đây vẫn là thách thức để VN-Index có thể bứt phá xa hơn so với kỳ vọng.

Thị trường sẽ thận trọng trong tháng 9

Kỳ vọng VN-Index trở lại mức 920 điểm trong tháng 9

Ông Nguyễn Kim Chi – Giám đốc Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch CTCK KIS Việt Nam

Theo ông Nguyễn Kim Chi – Giám đốc Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch CTCK KIS Việt Nam - KIS, thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 9 sẽ tiếp nối sự tích cực từ cuối tháng 8, dòng tiền đã gia tăng đáng kể, giúp VN-Index có nhiều kỳ vọng vượt 900 điểm. Tuy vậy, về mặt kỹ thuật, quanh 880 - 920 là vùng kháng cự với dày đặc các chỉ báo trong chart ngày, tuần và tháng, đấy là lúc nhà đầu tư nên thận trọng.

Ông Chi cho rằng, trong tháng 9, yếu tố định giá rẻ so với tiềm năng hồi phục của doanh nghiệp sẽ có tác động tới diễn biến thị trường bởi TTCK luôn vận động trước nền kinh tế và nội tại doanh nghiệp.

Yếu tố thứ 2 có tính trọng yếu là dòng tiền đầu tư. Việc Fed duy trì việc nới lỏng tiền tệ sẽ kéo theo hành động của các nước khác trên thế giới chống lại trượt giá đồng tiền, Việt Nam cũng trong xu thế giảm lãi suất, tăng quyết liệt giải ngân đầu tư công, FDI và FII tăng với các dư địa chính sách lớn của Chính phủ thì tiềm năng TTCK Việt Nam là “có cửa’” chứ không chỉ màu xám.

Dòng tiền dồi dào luôn có tác động tích cực trực tiếp tới TTCK, dòng tiền này sẽ tìm đến những cơ hội thực thụ nằm trong quá trình vận động nền kinh tế và doanh nghiệp nào nắm bắt vận hội do COVID-19 mang lại, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành trong nền kinh tế.

Ông Chi cũng cho rằng, dòng vốn đầu tư từ nhà đầu tư F0 đang gia tăng tích cực và cách đầu tư của họ cũng khác biệt, chính F0 đang làm thay đổi nhiều khía cạnh trong phương pháp tiếp cận của nhóm nhà đầu tư kỳ cựu trên TTCK Việt Nam.

Sau nhịp hồi phục mạnh trong tháng 8, ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược Thị trường – Khối Phân tích CTCK KB Việt Nam - KBSV đưa ra cái nhìn tương đối thận trọng về khả năng duy trì đà tăng của thị trường trong tháng 9 khi mà nhịp tăng vừa qua đã phản ánh tương đối đầy đủ thành quả kiểm soát tốt làn sóng COVID-19 lần 2 của Chính phủ. Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý 3 sẽ chưa thể là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường.

Dù vậy, ông Đức Anh vẫn cho rằng triển vọng hồi phục của TTCK Việt Nam các tháng cuối năm vẫn tương đối sáng sủa dựa trên yếu tố định giá thị trường rẻ cũng như hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. TTCK Việt Nam kỳ vọng sẽ chủ yếu có biến động lình xình, đi ngang với các phiên tăng/giảm đan xen trong tháng 9, trước khi tiếp tục phục hồi trong các tháng cuối năm.

Về mặt thông tin, ông Đức Anh nhận xét, tháng 9 thường là vùng trũng thông tin trong nước, không chỉ về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, mà cả về các thông tin vĩ mô. Những thông tin chính trong nước có tầm ảnh hưởng đến thị trường vẫn sẽ là các thông tin liên quan đến tình hình dịch COVID-19, gói hỗ trợ lần 2 của Chính phủ, các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư ngoại mới quy mô lớn giải ngân lần đầu trên TTCK Việt Nam, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ, và triển vọng khôi phục lại hoạt động du lịch trong các tháng cuối năm khi tình hình dịch dần được kiểm soát… Nếu xuất hiện theo chiều hướng tích cực, đây đều là những thông tin có thể gây hiệu ứng tốt, nâng đỡ thị trường trong thời gian tới.

Đối với thông tin quốc tế trong tháng 9, thị trường sẽ tập trung vào các thông tin liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và triển vọng vắc xin, cuộc họp chính sách của FED, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và bầu cử tại Mỹ.

3133-chung-khoan1
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Không nên lo ngại khối ngoại bán ròng

Theo ông Chi, từ đầu năm 2020, khối ngoại đã bán ròng mạnh khi xảy ra COVID-19 và quay lại mua ròng khá ở nhịp COVID lần 2 xảy ra tại Đà Nẵng. Sự khó dự đoán thời hậu COVID-19 làm cho khối ngoại phải cân nhắc đến việc tái cơ cấu danh mục cũng như tỷ trọng đầu tư tại các thị trường.

Tuy vậy, ông Chi cho rằng không nên quá lo ngại bởi dòng tiền và hành vi các nhóm trên thị trường có thể tự cân bằng tốt, không chỉ cùng xu hướng với nhau, khi nước ngoài bán ròng, nhà đầu tư nội lại có xu hướng mua ròng mạnh, hoặc khối tự doanh các công ty chứng khoán, cũng có nhiều giai đoạn hành động ngược lại.

Ông Đức Anh nhận định, trong thời gian tới, xu hướng mua/bán ròng của khối ngoại nhìn chung sẽ tiếp tục phụ thuộc chính vào khẩu vị rủi ro của các quỹ đầu tư toàn cầu, hay nói cách khác là diễn biến 3 yếu tố chính đang được thị trường quan tâm là dịch COVID-19, quan hệ Mỹ - Trung, chính sách tiền tệ của Fed. Kỳ vọng vào việc xuất hiện quỹ ngoại mới với quy mô lớn giải ngân lớn, hay được tăng tỷ trọng trong rổ cận biên có thể phần nào hỗ trợ hoạt động mua/bán của khối ngoại trên TTCK Việt Nam, nhưng sẽ không phải là yếu tố then chốt giúp thay đổi xu hướng bán ròng từ đầu năm đến nay.

Với kịch bản cơ sở, điều kiện vĩ mô trong nước tiếp tục được cải thiện, trong khi các yếu tố rủi ro toàn cầu chuyển biến tích cực kỳ vọng khối ngoại sẽ giao dịch tích cực và quay trở lại mua ròng trong các tháng cuối năm.

Chứng khoán phiên sáng ngày 3/9: VN-Index tăng hơn 7 điểm

Trong khi đà tăng của VN-Index giảm nhẹ về cuối phiên song vẫn ở tiệm cận mốc 900 điểm thì chỉ số HNX-Index lại chứng ...

Cổ phiếu MCP: Gần 2 tháng chưa biết "mùi" giảm điểm

Dù không tăng quá tốc độ như các mã cổ phiếu DAT, HAP song trên thị trường chứng khoán, hiếm có mã nào giữ được ...

Hơn 100 triệu cổ phiếu MVB của Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV sắp niêm yết trên HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo chấp thuận cho Tổng CTCP Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV (UpCOM: MVB) được ...