Theo Viện Thống kê quốc gia Thổ Nhỹ Kỳ, lạm phát tháng 6 tại quốc gia này đạt 78,62%, vượt qua mọi dự báo trước đó.

Trong bối cảnh hiện nay, giá cả tăng cao khiến cho cuộc sống của 84 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị đảo lộn. Tình hình được dự báo chưa thể cải thiện trong ngắn hạn trước những tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Giá thực phẩm và năng lượng cao bên cạnh đó là sự sụt giá của đồng nội tệ lira được cho là nguyên nhân chính dẫn đến mức lạm phát chạm đỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 25 năm qua.

Theo dữ liệu chính phủ cho biết, chi phí vận tải của quốc gia này tăng 123,37%, giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 93,93%,

Còn tại Statistics Indonesia (BPS) trong ngày 1/7 thông báo CPI tháng 6 của quốc gia này tăng 4,35% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn dự báo của ngân hàng trung ương và một số chuyên gia kinh tế. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất từ tháng 6/2017.

Trong một báo cáo công bố hồi tháng trước của Ngân hàng Thế giới, ước tính lạm phát trong năm 2022 của xứ vạn đảo đạt 3,6%.

Chi phí lương thực, đồ uống và thuốc lá tiếp tục là những động lực chính thúc đẩy lạm phát khi đóng góp tới 0,47% trong mức tăng 0,61% so với tháng trước đó. Đặc biệt, giá mì gói hiện đang trở thành chỉ số lạm phát ở Indonesia, thậm chí người Indonesia chỉ cần nhìn giá của Indomie - thương hiệu mì gói phổ biến nhất nước - là biết lạm phát đang ở mức nào. Giá thực phẩm tại Indonesia đang tăng lên. Lúa mì, được dùng làm mì Indomie có giá 11.600 rupiah (0,79 USD) mỗi kg vào ngày 8/6 - tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng trước, lạm phát của Indonesia tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 5 năm do nguồn cung thực phẩm và năng lượng bị hạn chế trên thị trường toàn cầu, tác động đến giá tiêu dùng trong nước.

"Việc tăng giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường toàn cầu, như bột mì, đậu nành, góp phần đáng kể vào lạm phát trong nước", Margo Yuwono, Người đứng đầu Cơ quan Thống kê Indonesia cho biết.