Ngày 25/11/2018, một cơn bão cát khổng lồ với bức tường cát cao 100m đã tấn công vào thành phố Zhangye (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc). Trận bão cát khổng lồ như một cơn sóng thần màu xám đáng sợ bao trùm cả thành phố, phủ kín các tòa nhà, con người và ô tô ngập chìm trong cát và lớp bụi dày. Cư dân buộc phải đóng chặt cửa nhà để trú ẩn, trong khi đó cũng nhiều người bị mắc kẹt trên đường phố. Các lái xe cũng được cảnh báo để tránh xa các con đường mắc kẹt bởi cát bụi.

Một thành phố của quốc gia láng giềng Việt Nam bị nhấn chìm sau trận bão cát kinh hoàng cao 100m, càn quét với tốc độ 'tên lửa'
Hình ảnh bão cát khổng lồ di chuyển khắp thành phố

Cơn bão cát di chuyển trên khắp khu vực với tốc độ "chóng mặt" 17m/s, tầm nhìn xa tại một số khu vực trong thành phố giảm xuống chỉ còn 10m. Theo SCMP, chỉ số ô nhiễm không khí tại thời điểm bão cát đã vượt quá mức độ “nguy hiểm”.

Trong vòng 3h đồng hồ tấn công thành phố Zhangye thì các thành phố lân cận cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo SCMP, chỉ số ô nhiễm không khí tại thời điểm bão cát đã vượt quá mức độ “nguy hiểm”.

Cơn bão cát năm 2018 thực sự khổng lồ và khó khống chế. Các cơ quan cứu hỏa địa phương đã lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp, tuyên truyền dân cư nhận thức về nguy cơ cháy có thể xảy ra do điều kiện không khí khô hanh sẽ gia tăng khả năng cháy nổ.

Một thành phố của quốc gia láng giềng Việt Nam bị nhấn chìm sau trận bão cát kinh hoàng cao 100m, càn quét với tốc độ 'tên lửa'
Học sinh Trung Quốc tập trung tại trường học khi cơn bão cát quét qua thành phố

Được biết, bão cát vẫn thường gặp ở khu vực này do đất và cát bị thổi bay từ sa mạc Gobi đến. Năm 2023, một đợt bão cát khắc nghiệt xảy ra từ 19/3-22/3 bắt nguồn từ miền Nam Mông Cổ và phía Nam Tân Cương của Trung Quốc, có phạm vi rộng và cường độ mạnh, gây ảnh hưởng đến khoảng 560 triệu người và 3,62 triệukm2 đất đai thuộc 15 tỉnh, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc nước này. Một số nơi xảy ra bão cát mạnh như Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông, Cát Lâm...

Mặc dù trong những năm gần đây diện tích đất bị sa mạc hóa và cát hóa ở Trung Quốc đã thu hẹp, nhưng nước này vẫn còn gần 2,6 triệu km2 đất sa mạc hóa và gần 1,7 triệu km2 đất bị cát hóa, đặc biệt là những vùng sa mạc rộng lớn và Gobi luôn là nguồn cát và bụi khổng lồ thường trực, khiến việc chống sa mạc hóa luôn nhiệm vụ quan trọng lâu dài và gian nan ở Trung Quốc.

Theo SCMP, Xinhua.