15h00: Dấu ấn ROS

VN-Index tiếp tục giao dịch kém sắc trước sự điều chỉnh của nhóm cổ phiếu Large Cap trong đó GAS (-0,98%), VIC (-0,77%), HPG (-1,24%).

Chỉ số HNX-Index vẫn duy trì sắc xanh nhẹ nhờ diễn biến tích cực từ các cổ phiếu CEO (+4,31%), IDC (+2,09%), PVS (+2,85%), DNP (+9,13%),…

Nhóm ngành chế biến thủy sản tiếp tục có phiên điều chỉnh trước áp lực chốt lời ngắn hạn với SJ1 giảm 4,4%, ANV giảm 1,82%; ACL, IDI, FMC, VHC lùi nhẹ dưới 1%.

Diễn biến tích cực ghi nhận tại nhóm ngành khai khoáng trong đó sắc xanh tập trung tại nhóm cổ phiếu khai quặng và dầu khí như BMC (+6,85%), BKC (+6,94%), PVD (+5,92%), PVS (+2,85%),…

ROS sau 5 phiên giảm giá mạnh đã kịp tăng trở lại 4% trong phiên hôm nay.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,35 điểm (0,19%) về 1.256,5 điểm, HNX-Index tăng 2,13 điểm (0,71%) lên 303,54 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) tăng 93,11 điểm.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng trên sàn HOSE với giá trị 50 tỷ đồng trong đó FUESSVFL và FUEVFVND là hai mã được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 10.7 tỷ đồng trong đó IDC được mua nhiều nhất.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đã hồi phục hơn 100 điểm từ đáy và các chỉ báo như RSI hầu như đang ở mức khá cao vì gần như thị trường chưa có sự điều chỉnh đáng kể.

13h26: ROS đảo chiều tăng

Đà giảm của thị trường được nới rộng ngay sau giờ nghỉ với việc có tới 25 mã trong rổ Vn30 bị sắc đỏ chi phối. Hai cổ phiếu họ "Vin" là VHM và VRE đang là trụ đỡ chính của nhóm này song đà tăng cũng không quá mạnh.

ROS mở cửa tiếp tục lao dốc song đã nhanh chóng hồi trở lại nhờ lực cầu bắt đáy. Mã này sau đó chuyển tăng 3% qua đó tạm ngắt chuỗi 5 phiên lao mạnh liên tiếp từ 3/8.

VN-Index giảm hơn 3 điểm về mức 1.255 điểm.

11h30: VHM tăng mạnh nhất rổ VN30

Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch buổi sáng trong sắc tím ngập tràn nhóm cổ phiếu bất động sản. Đã rất lâu rồi nhóm cổ phiếu lớn này mới quay trở lại "tím lịm" trên diện rộng.

Theo quan sát của chúng tôi, kết thúc phiên sáng, CII đang có dư mua trần gần 4,4 triệu cổ phiếu sau khi đã giao dịch gần 7,8 triệu cổ phiếu trong phiên. NBB, IJC, NVT, TTG cũng dư mua trần. 

Nhiều cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn tuy chưa tăng trần nhưng cũng đã có phiên giao dịch ấn tượng với sắc xanh phủ rộng như ITC, SGR, DXG, KHG, KDH,...Cổ phiếu VHM của Vinhomes sau chuỗi ngày giảm sâu cũng quay đầu tăng gần 2% cùng nhóm.

Trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản bùng nổ thì nhóm cổ phiếu chứng khoán lại "xìu" hơn. Hơn một nửa số mã cổ phiếu nhóm chứng khoán đang giảm nhẹ. Nửa còn lại tăng giá nhưng mức tăng khá thấp. Điểm sáng ở nhóm này là việc nhà đầu tư đang giao dịch khá sôi động.

----------------

Các mã như GAS, SAB, GVR, VJC, PLX, TCB,... chìm trong sắc đỏ và gây áp lực lên các chỉ số trong đó GAS giảm 0,8%, SAB giảm 0,7%, GVR giảm 0,8%,...

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu như VHM, VCB, MWG, VNM, NVL... tăng giá và giúp nâng đỡ các chỉ số.

Nhóm thép, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, công nghệ thông tin đều bị sắc đỏ chi phối. Duy chỉ nhóm bất đồn sản vẫn có được sắc xanh 0,33%.

Hiện tại, VN-Index giảm 0,72 điểm (-0,06%) xuống 1.258,13 điểm; HNX-Index tăng 0,05 điểm (0,02%) lên 301,46 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (0,08%) lên 92,93 điểm.

Trước đó trong phiên 9/8/2022, nhiều mã ngân hàng như VCB, BID, CTG, TCB, VIB,… giảm điểm kìm chân đà tăng của thị trường. Cổ phiếu VCB bị đạp mạnh phiên hôm nay khi có thời điểm về mức 80.000 đồng trước khi thu hẹp đà giảm còn -700 đồng (trước phiên ATC). Tuy nhiên sau phiên này, lệnh mua lớn hơn 110.000 cổ phiếu vùng giá thấp xuất hiện đã kéo cổ phiếu này rớt khỏi mốc 81.000 đồng.

Như vậy, sau chuỗi tăng giá kể từ phiên 20/7, từ mức 71.000 đồng, đà tăng của VCB đã tạm thời kết thúc.

Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,1 điểm (0,17%) lên 1.258,85 điểm; HNX-Index tăng 0,08 điểm (0,03%) lên 301,41 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (0,58%) lên 92,86 điểm.

Tổng giá trị khớp lệnh 16.666 tỷ đồng - giảm nhẹ 0,7% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 1,3% lên mức 14.260 tỷ đồng.

Chứng khoán Asean (AseanSC) cho rằng rủi ro điều chỉnh là hiện hữu, nhất là ở những cổ phiếu đã tăng mạnh.