Giá dầu thế giới tăng hơn 10%, Mỹ tính trữ thêm vài trăm triệu thùng

Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Abdulaziz bin Salman mới đây đã kêu gọi “nhượng bộ và hợp lý” để đạt được một thỏa thuận sau 2 ngày thảo luận thất bại tuần trước. Tuy nhiên, 4 nguồn tin OPEC+ cho biết, tình hình đã không có tiến triển tích cực.

Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo ngày 5/7 thông báo cuộc họp đã bị hủy và không đưa ra thời điểm họp tiếp theo.

Theo quan sát, đàm phán trên thất bại chủ yếu liên quan đến việc tăng sản lượng từ tháng 8, giúp thúc đẩy giá dầu Brent tăng 1,1% lên trên 77 USD/thùng. Một số nguồn tin OPEC+ cho rằng, sẽ không có sản lượng tăng thêm trong tháng 8/2021. Số khác cho rằng, một cuộc gặp mới sẽ diễn ra trong vài ngày tới và tin rằng nguồn cung tháng 8 tăng.

Thực tế, giá dầu đang ở mức đỉnh kể từ năm 2018 và làm dấy lên lo ngại lạm phát, khiến đà phục hồi kinh tế sau đại dịch của thế giới đi chệch hướng.

OPEC+ nhất trí cắt giảm kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày - tương đương 10% tổng sản lượng thế giới trong năm 2020 để hỗ trợ giá dầu. Hạn chế này được nới lỏng dần và hiện còn giảm 5,8 triệu thùng/ngày.

UAE ngày 2/7 nhất trí đề xuất từ Arab Saudi và các thành viên OPEC+ còn lại về tăng sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12, tức thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng nhưng phản đối gia hạn thỏa thuận từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022 nếu không điều chỉnh tăng đường sản lượng cơ bản của Abu Dhabi.

Ngoài UAE, một số thành viên như Azerbaijan, Kazakhstan, Kuwait và Nigeria trước đó cũng đề nghị tăng đường sản lượng cơ sở và đã được điều chỉnh hồi năm ngoái.

OPEC+ gồm OPEC và các đồng minh như Nga ra quyết định trên nguyên tắc đồng thuận. Bất đồng lần này phản ánh khác biệt đang ngày càng tăng giữa Arab Saudi và UAE – hai đồng minh lớn trong khu vực.

1x-1-9809-1625502238.png

Diễn biến giá dầu Brent thời gian qua

Giới phân tích cho rằng, OPEC+ có thể cần một vòng đàm phán cấp cao hơn, sau cánh gà giữa UAE và Arab Saudi.

Helima Croft, Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets dự báo, vấn đề sẽ được giải quyết, “khả năng ở cấp cao nhất giữa Riyadh và Abu Dhabi” đồng thời cảnh báo kịch bản “không có thỏa thuận” vẫn có thể xảy ra.

OPEC+ sẽ tìm ra cách để nhượng bộ nhau, Jeff Currie, Giám đốc Hàng hóa toàn cầu tại Goldman Sachs nhận định. Khả năng cao sẽ là chấp nhận tăng cung từ tháng 8 đến tháng 12 nhưng không gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng.

"Thị trường ngày nay dường như tốt nhất trong nhiều thập kỷ. Do đó, rất khó xảy ra kịch bản một bên phá hủy cơ hội hiện tại bằng cách châm ngòi cuộc chiến giá".

Theo quan sát, giá dầu ngày 2/7 diễn biến trái chiều và hầu hết nhà giao dịch đều đứng ngoài thị trường. Đề xuất tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm được cho là tích cực bởi các dự báo cho rằng lực cầu tăng trưởng khoảng 6 triệu thùng/ngày trong cùng giai đoạn. Trước đó, giá dầu ngày 1/7 tăng vọt; WTI vượt 76 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2018 với kỳ vọng về một thỏa thuận.

Thỏa thuận hiện có - việc duy trì mức giảm sản lượng 5,8 triệu thùng/ngày cho đến năm 2022 - có thể đóng vai trò là “động lực thúc đẩy giá”, đặc biệt là trong bối cảnh khả năng nguồn cung từ Iran trở lại thị trường bị trì hoãn do những trở ngại trong đàm phán hạt nhân với các cường quốc. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn, Croft lưu ý.

Giá xăng dầu hôm nay 6/7/2021: Quay đầu giảm chờ quyết định của OPEC+

Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 6/7 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới có xu hướng giảm ...

Giá xăng dầu hôm nay 5/7/2021: Dấu hiệu hụt hơi, giá dầu vẫn giữ xu hướng tăng

Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 5/7 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng ...

“Bức tranh” kinh doanh quý 2/2021 dần hé lộ, có doanh nghiệp đã vượt rất xa kế hoạch cả năm

Nhiều doanh nghiệp mới đây đã công bố kết quả kinh doanh ước tính 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự khởi sắc ở ...