PVTrans (PVT): Lợi nhuận 8 tháng tăng 119% lên 621 tỷ đồng, cổ phiếu tăng mạnh

PVTrans (PVT): Lợi nhuận 8 tháng tăng 119%, giá cổ phiếu tăng mạnh

PVTrans (PVT) vừa có tổng kết tình hình kinh doanh 8 tháng đầu năm với doanh thu ước đạt 4.930 tỷ đồng - tăng 103% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất gần 621 tỷ đồng - tăng 119% so với cùng kỳ.

Được biết, thời gian qua giá cước vận tải có chiều hướng biến động tốt, đơn vị có bổ sung thêm lợi nhuận từ các tàu đầu tư mới đã thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của PVT.

Nửa đầu năm, nhờ đẩy mạnh công tác tiết kiệm chi phí và phát sinh thu nhập từ việc thanh lý tài sản, công ty đã sớm vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 2021 trong đó năm 2021, PVT đặt mục tiêu đạt 6.000 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 404 tỷ đồng, lần lượt giảm sâu 18,7% và 51,3% so với kết quả đạt được trong năm 2020.

Như vậy kết thúc 8 tháng đầu năm PVT đã vượt đến 24% mục tiêu về lợi nhuận.

Từ đầu năm, PVT cho biết thêm đã nhận 3 tàu mới gồm tàu NV Aquamarine chở khí hoá lỏng lạnh (fully refrigerated VLGC - Very Large Gas Carrier) lớn nhất thế giới với dung tích chở hàng 81.605 cbm; tàu PVT Azura trọng tải 19.945 dwt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thị trường Bắc Mỹ và PVT Dawn khai thác thị trường Trung Đông – Bắc Á.

Trên thị trường cổ phiếu PVT liên tục tăng mạnh, hiện giao dịch tại vùng giá 23.250 đồng/cp, tăng cao gấp 2,3 lần sau 1 năm.

PVX: Lỗ luỹ kế vượt vốn với 3.985 tỷ đồng

Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên, ghi nhận doanh thu 997 tỷ đồng - không thay đổi nhiều so với số tự lập. Tuy nhiên, việc đánh giá lại một số khoản trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, lợi nhuận chưa thực hiện, các khoản đầu tư tài chính của một số đơn vị thành viên theo chuẩn mực kế toán và Chế độ tài chính hiện hành, PVX ghi nhận lỗ ròng 30 tỷ đồng – giảm hơn một nửa so với con số lỗ ròng 71 tỷ trong báo cáo tài chính tự lập.

Tính đến cuối quý II/2021, PVX đã lỗ luỹ kế 3.985 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ. Được biết năm 2021, PVX đặt mục tiêu đạt 1.383 tỷ đồng doanh thu - giảm 15% so với con số thực hiện 2020 và không đặt kế hoạch lợi nhuận.

Đáng chú ý, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính soát xét hợp nhất giữa niên độ 2021 của PVX do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp cho loạt vấn đề.

Chi tiết xem thêm tại đây...

Cổ phiếu PV Drilling (PVD) bị cắt margin do lỗ ròng 6 tháng đầu năm gần 98 tỷ đồng

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã thông báo đưa cổ phiếu của PV Drilling (HOSE: PVD) vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).

Điều này là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 sau soát xét âm tới gần 98 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 86 tỷ đồng.

Trước đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của PV Drilling tự lập báo lỗ ròng hơn 95 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 2 tỷ đồng so với sau soát xét. Khoản lỗ ròng nửa đầu năm của Công ty chủ yếu do trong quý I/2021 kinh doanh dưới giá vốn khiến PV Drilling lỗ gộp 28 tỷ đồng. Cộng thêm áp lực chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao do trích lập, nên kết quả PVD chịu lỗ sau thuế gần 110 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ gần 104 tỷ đồng.

Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn 1.654 tỷ đồng. Áp lực chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp khiến lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ gần 69 tỷ đồng; lãi cơ bản trên cổ phiếu âm 254 đồng trong khi cùng năm trước đạt 178 đồng.

Chi phí tăng mạnh, PVS sụt 39% lợi nhuận quý II/2021

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2021 với lãi ròng giảm 39% so cùng kỳ - đạt164 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý tăng trong khi khoản lãi khác giảm mạnh là nguyên nhân chính cho bước lùi của PVS.

Kết thúc quý II/2021, PVS ghi nhận doanh thu thuần 3,063 tỷ đồng - giảm 44% so cùng kỳ. Dù vậy, giá vốn giảm nhanh hơn giúp lãi gộp tăng 6% đạt 261 tỷ đồng.

Công ty đã tiết giảm 65% chi phí tài chính trong quý II, về 14 tỷ đồng. Ngược lại chi phí bán hàng tăng 21% lên 27 tỷ đồng và đáng chú ý là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 119% lên 238 tỷ đồng. Phía PVS cho biết trong 6 tháng đầu năm 2021, công ty thực hiện phân loại chi phí nhân viên của các bộ phận gián tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

PVS báo lãi ròng quý II/2021 ở mức 164 tỷ đồng - giảm 39% so cùng kỳ. Kết quả đi lùi còn do quý II năm trước Công ty có khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành các dự án với số tiền lớn, kéo theo khoản lãi khác ghi nhận đến 154 tỷ đồng (quý II năm nay chỉ lãi 10 tỷ đồng).

Sau 6 tháng đầu năm 2021, PVS ghi nhận doanh thu thuần 5,677 tỷ đồng và lãi ròng 308 tỷ đồng, giảm lần lượt 35% và 18% so cùng kỳ.

Triển vọng giá cổ phiếu ngân hàng sau 1 tháng lao dốc

Khép lại 1 tháng tương đối buồn từ diễn biến giảm điểm của cổ phiếu nhóm ngân hàng, ở thời điểm hiện tại, giới đầu ...

Loạt cổ phiếu bluechips đi ngang trong tháng 8/2021

Trong một tháng qua (từ 30/7 đến 1/9/2021), thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tín hiệu hồi phục nhẹ. Nhóm cổ phiếu ngân ...

Shark Phú kể chuyện “chơi” chứng khoán mùa dịch: Lướt sóng biên độ 5 – 10%, VN-Index xuống 1.250 là có thể mua vào!

"Khi xuất hiện báo cáo kinh doanh quý III thì chứng khoán xuống; xuống đến đáy sẽ lên. Về cơ bản, tôi nghĩ chứng khoán ...