Từ năm 2025, người dân hoàn toàn có thể sử dụng xe đứng tên người thân – như vợ chồng đi xe của nhau, con cái sử dụng xe của bố mẹ hoặc ngược lại – mà không bị xử phạt lỗi “xe không chính chủ” trong quá trình lưu thông bình thường.

Theo quy định tại khoản 10, Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển phương tiện không chính chủ chỉ bị xử lý nếu được phát hiện trong quá trình điều tra tai nạn giao thông, giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở công an hoặc khi làm thủ tục đăng ký xe.

Tuy nhiên, để tránh bị xử phạt trong quá trình tuần tra kiểm soát, người điều khiển phương tiện vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có giấy phép lái xe hợp lệ, đúng hạng và còn hiệu lực.

- Đủ tuổi, đủ sức khỏe theo quy định.

- Mang theo đầy đủ giấy tờ khi được kiểm tra, gồm:

- Căn cước công dân (hoặc VNeID định danh mức độ 2).

- Giấy đăng ký xe (không bắt buộc trùng tên với người lái).

- Giấy phép lái xe.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.

- Giấy đăng kiểm (với ô tô).

Quy định mới nhất về lỗi xe không chính chủ, bị phạt lên tới 12 triệu đồng: Đi xe của vợ/chồng, bố mẹ có bị CSGT phạt không?
Như vậy, hành vi đi xe không chính chủ sẽ bị phạt nặng, song nếu sử dụng xe của vợ/chồng; hoặc trường hợp con đi xe của bố mẹ và ngược lại sẽ không bị xử phạt. Ảnh minh hoạ

Mức phạt lỗi không chính chủ theo quy định mới nhất

Theo khoản 10, Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển phương tiện không chính chủ chỉ bị xử lý nếu được phát hiện trong quá trình điều tra tai nạn giao thông, giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở công an hoặc khi làm thủ tục đăng ký xe.

Đối với xe máy, mô tô mức phạt đối với cá nhân từ cá nhân: 800.000 – 1.000.000 đồng; Tổ chức: 1.600.000 – 2.000.000 đồng.

Đối với ô tô, xe chuyên dùng, cá nhân từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng; Tổ chức: 8.000.000 – 12.000.000 đồng.

Ngoài tiền phạt, người vi phạm còn có thể bị yêu cầu thực hiện lại thủ tục sang tên, đổi hoặc cấp lại các giấy tờ xe theo quy định.

Như vậy, quy định mới đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sử dụng xe trong phạm vi gia đình, góp phần giảm bớt thủ tục và áp lực xử phạt không cần thiết khi tham gia giao thông.