Theo các nghiên cứu, râu ngô chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, K, C, nhóm B (B1, B2, B6), cùng các flavonoid, saponin và các chất vi lượng khác. Những thành phần này mang lại cho râu ngô nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Y học cổ truyền đánh giá râu ngô có vị ngọt, tính bình, tác động vào kinh thận và bàng quang, thường được sử dụng để:
Lợi tiểu: Hỗ trợ điều trị tiểu rắt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu.
Thanh nhiệt, giải độc: Giúp giảm các triệu chứng nóng trong, mụn nhọt.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật: Thúc đẩy bài tiết và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Chữa vàng da, viêm gan: Thúc đẩy chức năng gan và cải thiện tình trạng vàng da.
Y học hiện đại cũng ghi nhận nhiều lợi ích của râu ngô:
Tăng bài tiết mật: Giảm độ nhớt của mật, hỗ trợ tiêu hóa.
Hạ đường huyết: Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
Cầm máu: Thúc đẩy quá trình đông máu, hữu ích trong trường hợp xuất huyết.
Giảm huyết áp: Hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định.
![]() |
Râu ngô có nhiều công dụng mà cả y học cổ truyền lẫn hiện đại đều ghi nhận. Ảnh minh họa |
Râu ngô có thể được sử dụng tươi hoặc khô, thường được hãm như trà để uống hàng ngày. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:
Chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu: Hãm 10g râu ngô với 200ml nước sôi, uống trước bữa ăn 3-4 giờ.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Sắc 40-50g râu ngô lấy nước uống hàng ngày.
Chữa ho ra máu: Nấu 50g râu ngô với 50g đường phèn, uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.
Tại Việt Nam, râu ngô khô được bán với giá dao động từ 60.000 đến 180.000 đồng/kg, tùy thuộc vào chất lượng và nguồn gốc. Trong khi đó, tại Trung Quốc, râu ngô được coi là dược liệu quý, có giá bán lên đến 1,6 triệu đồng/kg và rất được ưa chuộng trên thị trường.