0125-sang
Ảnh minh họa (nguồn internet)

SSI Research vừa đưa ra dự báo, trong ngắn hạn, giá cổ phiếu DPM và DCM của Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể vẫn duy trì đà tăng nhờ tăng trưởng lợi nhuận đáng khích lệ trong nửa cuối 2021 (khoảng 46% đối với DPM và 60% đối với DCM) trước bối cảnh giá urea tăng.

Tại Đạm Cà Mau (DCM), sản lượng urea tiêu thụ đạt 421.000 tấn trong nửa đầu năm, giá bán trung bình tăng 25% lên 7.900 đồng/kg đủ để bù đắp giá khí đầu vào tăng 47% lên 5,80 USD/mmbtu (bao gồm VAT). Biên lợi nhuận gộp theo đó vẫn cải thiện từ 22,6% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 23,6% trong 6 tháng đầu năm 2021. Tương ứng, công ty đạt 4.236 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 29% và 467 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, trong kỳ Đạm Phú Mỹ (DPM) cũng đạt dản lượng đạt 372.000 tấn urea, giá bán trung bình tăng lên 7.700 đồng/kg - tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 6 tháng, doanh thu thuần công ty tăng 26% lên 4.876 tỷ; lợi nhuận trước thuế thậm chí tăng mạnh đến 108% lên 1.027 tỷ đồng.

Sang quý III/2021, SSI Research ước tính sản xuất urea trong nước sẽ tăng. Đặc biệt, trong trường hợp thừa cung tại thị trường urea trong nước, DPM và DCM có thể xuất khẩu sản lượng dư thừa sang các thị trường nước ngoài và hưởng giá bán cao.

Xa hơn, nguồn cung hạn chế vẫn tiếp diễn trong 2022 do đó giá ure trên thị trường vẫn ở mức cao. Cụ thể

+ Xu hướng giá urea thế giới nửa cuối 2021 - 2022: SSI Research ước tính Trung Quốc có thể vẫn khan hiếm than, khiến nguồn cung phân bón giảm. Lũ lụt lớn tại Trung Quốc gần đây khiến nguồn cung càng giảm. Các quốc gia nhập khẩu phân bón phải chịu chi phí vận chuyển cao bất thường khiến giá phân bón tăng cao. Dự báo, tình trạng thiếu cung tiếp diễn trong 2022 sẽ giúp giá urea trên thị trường vẫn ở mức cao.

+ Xu hướng giá urea trong nước nửa cuối 2021 - 2022: SSI Research ước tính sản xuất urea trong nước tăng từ quý III/2021 do các nhà máy DPM, Hà Bắc và Ninh Bình hoạt động trở lại. Trong khi đó, DCM sẽ bảo dưỡng nhà máy 10 ngày trong quý 3/2021. Mặc dù sản lượng sản xuất tăng và có thể thừa cung trong nước song SSI Research cho rằng, các công ty phân bón Việt Nam vẫn tăng giá bán so với cùng kỳ để dù đắp phần tăng giá khí đầu vào.

Trong trường hợp thừa cung urea trong nước (đặc biệt trong quý III/2021 khi tiêu thụ các mặt hàng nông sản giảm do hạn chế vận chuyển trong giãn cách xã hội và tiêu dùng giảm do làn sóng COVID-19 bùng phát), các công ty phân bón Việt Nam có thể xuất khẩu sản lượng dư thừa và đạt lợi nhuận cao nhờ giá bán urea trên thị trường quốc tế ở mức cao.

Như vậy, trong ngắn hạn, giá cổ phiếu DPM và DCM có thể vẫn duy trì đà tăng nhờ tăng trưởng lợi nhuận đáng khích lệ trong nửa cuối 2021 (khoảng 46% đối với DPM và 60% đối với DCM) nhờ giá urea tăng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đối mặt với các rủi ro giảm đối với ngành: Khả năng gián đoạn sản xuất tại Việt Nam (đặc biệt là DPM) do làn sóng COVID-19 bùng phát; Việt Nam có thể thắt chặt việc xuất khẩu urea để duy trì đảm bảo lương thực và hạ nhiệt giá thị trường urea.

SSI Research cũng lưu ý rằng, Chính phủ khá quan ngại việc giá phân bón ở mức cao trong tháng 4/2021 mặc dù chưa có biện pháp nào cụ thể.

Thị trường chứng khoán (19/8): Cổ phiếu VIC tăng cận trần, VN-Index vượt mốc 1.370 điểm

Về cuối phiên giao dịch ngày 19/8/2021, do là phiên đáo hạn HĐTL chỉ số VN30 nên thị trường có biến động mạnh. VIC gây ...

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 9, lực bán hạ nhiệt

Trong phiên VN-Index bất ngờ tăng mạnh cuối phiên 19/8/2021, giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi bán ròng hơn 511 tỷ ...

Thị trường chứng khoán (19/8): VN-Index giảm hơn 3 điểm, cổ phiếu mía đường tạo sóng

Nhiều cổ phiếu lớn như GAS, VIC, HVN, VRE, PLX, PNJ, POW, MWG,… cũng như các cổ phiếu ngân hàng ACB, BID, MBB, VCB, SHB, ...