Vi phạm kiểm toán: Phạt cả kiểm toán lẫn công ty niêm yết

Vinaconex 9: Lợi nhuận "bay màu" sau soát xét, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ

Theo báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2021, CTCP Xây dựng Số 9 - Vinaconex 9 (HNX: VC9) ghi nhận lỗ ròng gần 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 292 triệu đồng.

Ngoài ra, kiểm toán cũng đưa ý kiến ngoại trừ về việc ghi nhận giá vốn và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với một số khoản nợ quá hạn thanh toán khó thu hồi của VC9.

Sau soát xét, VC9 cho biết lãi chuyển thành lỗ do việc ghi nhận giá vốn đối với các dự án xây lắp ghi nhận doanh thu theo chi phí thực tế, do đó giá vốn được ghi nhận theo chi phí thực tế phát sinh. Tuy nhiên, theo ý kiến kiểm toán, giá vốn phải ghi nhận theo phương án phù hợp với doanh thu nên có sự chênh lệch. Do đó, công ty đã điều chỉnh cho phù hợp theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam.

BOT tăng lỗ, VC9

Đáng chú ý, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về việc công ty chưa ghi nhận đầy đủ giá vốn công trình xây lắp phù hợp với doanh thu các năm trước và kỳ này - tương ứng là 117 tỷ đồng và 0,54 tỷ đồng, theo các quy định kế toán hiện hành tại Việt Nam. Nếu công ty ghi nhận đầy đủ thì giá vốn sẽ tăng lên và lãi trước thuế sẽ giảm cùng số tiền 0,54 tỷ đồng đồng thời hàng tồn kho và lãi sau thuế chưa phân phối sẽ giảm đi lần lượt là 111 tỷ đồng và 111,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, kiểm toán còn đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với vấn đề tại ngày 1/1/2021 và 30/6/2021, Công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với một số khoản nợ quá hạn thanh toán khó có khả năng thu hồi, với số tiền ước tính lần lượt là 6,16 tỷ đồng và 8,01 tỷ đồng. Nếu công ty thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định thì trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên và lãi trước thuế sẽ giảm cùng số tiền 1,85 tỷ đồng đồng thời khoản dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi và chỉ tiêu lãi sau thuế chưa phân phối sẽ tăng và giảm đi lần lượt là 6,16 tỷ đồng và 8,01 tỷ đồng.

L61 giải trình việc không trích lập dự phòng phải thu trên báo cáo tài chính bán niên 2021

Tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021 của CTCP Lilama 69-1 (HNX: L61), L61 ghi nhận khoản nợ phải thu khách hàng ngắn hạn đối với Enexio Germany Gmbh tại thời điểm 1/1/2021 và 30/06/2021 lần lượt là 16,41 tỷ đồng và 14 tỷ đồng. Tuy nhiên, L61 lại không trích lập dự phòng phải thu đối với khoản công nợ này. Do đó, phía đơn vị kiểm toán không thể đánh giá tính phù hợp và giá trị có thể thu hồi của khoản phải thu trên.

Về phía L61, công ty cho biết hai bên hiện đang trong quá trình thương thảo về việc L61 sẽ phải bồi thường cho đối tác tại Đức vì lô hàng đã bán không đảm bảo chất lượng. Do vẫn chưa xác định giá trị bồi thường, công nợ phải thu và phải trả còn lại nên công ty chưa thể trích lập dự phòng đối với khoản mục này.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, L61 ghi nhận doanh thu thuần gần 321 tỷ đồng - tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, công ty lãi ròng được gần 9 triệu đồng trong khi cùng kỳ lỗ ròng hơn 771 triệu đồng.

SD2 "thanh minh" về khoản nợ khó đòi và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tại báo cáo tài chính riêng giữa niên độ 2021 của CTCP Sông Đà 2 (HNX: SD2), đơn vị kiểm toán đã có ý kiến ngoại trừ liên quan đến các khoản công nợ phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty.

Cụ thể, vào thời điểm lập báo cáo tài chính, đơn vị kiểm toán không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết để đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ liên quan đến Chi nhánh Sông Đà 406 (trực thuộc CTCP Sông Đà 4), Chi nhánh Sông Đà 603 (trực thuộc CTCP Sông Đà 6), Chi nhánh Sông Đà 307 (trực thuộc CTCP Sông Đà 3), Ban điều hành dự án Thủy điện Xekaman 1, CTCP Thủy điện Sông Đà Tây Nguyên, Công ty Lotte Engineering and Construcotin Co.,Ltd, Công ty TNHH MTV Sông Đà 10.1 và Ban điều hành gói thầu số 4 (trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà). Do đó, đơn vị kiểm toán không xác định được liệu có cần điều chỉnh chỉ tiêu Dự phòng nợ phải thu khó đòi và các chỉ tiêu có liên quan hay không.

Bên cạnh công nợ, đơn vị kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang liên quan đến Công trình Thủy điện Xekaman 1 và Công trình Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mà SD2 đang thực hiện. Đơn vị kiểm toán không thể đánh giá tổn thất của các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang này tại thời điểm lập báo cáo tài chính nên không thể xác định có cần điều chỉnh chỉ tiêu Hàng tồn kho trên báo cáo tài chính hay không.

BOT: Tăng lỗ sau soát xét, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2021 của CTCP BOT Cầu Thái Hà (UpCOM: BOT) lỗ ròng gần 51 tỷ đồng qua đó nâng tổng lỗ lũy kế tính đến 30/6/2021 lên hơn 244 tỷ đồng. Đáng chú ý, kiểm toán đưa ra loạt vấn đề nhấn mạnh và nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Sau soát xét, BOT ghi nhận lỗ ròng bán niên 2021 gần 51 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập chỉ lỗ hơn 43 tỷ đồng. Sự chênh lệch này đến từ việc điều chỉnh giá vốn hàng bán tăng 23% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 7 tỷ đồng (do tăng chi phí dự phòng phải thu khó đòi).

BOT tăng lỗ, VC9

Đáng chú ý, kiểm toán đưa ra vấn đề nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 244 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn gần 97 tỷ đồng, tổng nợ phải trả gần 1,103 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 126 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu năm 2020 chỉ thực hiện được 27% và 6 tháng đầu năm 2021 chỉ thực hiện được 15% so với phương án tài chính. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục âm từ thời điểm Công ty bắt đầu hoạt động thu phí. Hiện tại, các khoản nợ tín dụng được thanh toán nhờ vào sự tài trợ của cổ đông lớn là Công ty TNHH Tiến Đại Phát. Các yếu tố trên cho thấy sự không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Giải trình cho việc này, BOT cho biết trong giai đoạn đầu hoạt động thu phí, Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành do nhiều nguyên nhân khách quan và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. BOT đã có những biện pháp để khắc phục nhằm tháo gỡ các khó khăn và đã được Công ty kiểm toán ghi nhận trong báo cáo.

Cổ phiếu HAG, HNG bị bắt margin trên HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa đưa các cổ phiếu DXG của Đất Xanh, AGR của Chứng khoán Agribank, GTN của GTNFoods, HAG ...

Thị trường chứng khoán (27/8): VCB và cổ phiếu họ "Vin" hồi phục, VN-Index thu hẹp đà giảm

Về cuối phiên sáng 27/8/2021, đà giảm của các chỉ số được thu hẹp lại đáng kể trong đó VCB tạo động lực lớn nhất ...

Louis Capital (TGG) hoàn thành thương vụ M&A thứ 3, chuẩn bị tăng vốn khủng

CTCP Louis Capital (HOSE: TGG) vừa thông báo đã hoàn tất mua vào gần 1,25 triệu cổ phiếu SMT - tương ứng 22,8% cổ phần ...