Hiện tại, giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% - mức cao nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.

Những tháng đầu năm 2021, kết quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp chưa phản ánh đúng kỳ vọng, song ngành chế biến thực phẩm thể hiện được sự phục hồi tích cực.

Vĩnh Hoàn trông chờ vào dòng sản phẩm sức khỏe

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) đạt 1.788 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý I/2021 - tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2020. Do chi phí bán hàng tăng - chủ yếu là chi phí cước tàu, dẫn tới lợi nhuận giảm 14% xuống còn 131 tỷ đồng.

Riêng tháng 5, tổng doanh thu của công ty tăng 35% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ thị trường xuất khẩu trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 188%, Trung Quốc tăng 9%, các thị trường khác (ngoài châu Âu) tăng 4%.

Ngược lại, tình hình xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm 22%.

Chia sẻ với báo giới, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vĩnh Hoàn cho biết: “Thị trường xuất khẩu đang ổn định, doanh nghiệp cũng không chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh của Vĩnh Hoàn được duy trì tốt”.

Với CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), sản lượng tiêu thụ thủy sản trong quý đầu năm 2021 đạt hơn 4.241 tấn, tăng 30%; sản lượng tiêu thụ nông sản đạt gần 391 tấn - giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả, doanh thu đạt 968,6 tỷ đồng - tăng 35,7% song lãi ròng đạt 30,9 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh số tiêu thụ chung của Công ty ước đạt 2.267 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Năm nay, Sao Ta dự kiến đạt 4.650 tỷ đồng doanh thu và 250 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 5 - 6% so với năm ngoái.

Một số cổ đông đánh giá, Sao Ta đề ra kế hoạch kinh doanh thận trọng so với tiềm năng, song doanh nghiệp cho biết, hoạt động sản xuất của Sao Ta phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, nếu tăng trưởng nhanh sẽ khó có thể kiểm soát được rủi ro. Hơn nữa, giá xuất khẩu sẽ khó tăng do tác động của dịch COVID-19, nên Sao Ta vẫn đề cao khả năng tăng trưởng bền vững.

Trong mảng nông sản, CTCP Nafoods Group (NAF) là cái tên sáng trong ngành. Kết thúc quý I/2021, công ty đạt doanh thu gần 304 tỷ đồng - tăng 5,4% so với quý I/2020. Do các chi phí tăng nên lợi nhuận sau thuế giảm 28,4%, xuống còn 11,6 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nafoods chia sẻ, trong quý II/2021, doanh thu của Nafoods ước tính tăng 25 - 30% nhờ vào sự nỗ lực từ nội tại của doanh nghiệp, các đường hướng chiến lược được lên kế hoạch cẩn trọng.

Ngoài ra, trong năm nay, công ty sẽ bổ sung 2 cơ hội hợp tác liên doanh/liên kết thành công, dự kiến đóng góp 10 triệu USD doanh số từ năm 2022; huy động thành công 10 triệu USD vốn cổ phần.

Được biết, kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Nafoods là đạt doanh thu 1.500 tỷ đồng; lãi sau thuế hơn 76 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,3% và 25% so với năm 2020.

Với CTCP Thủy sản Mekong (AAM) công ty này tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh quý II/2021 với lợi nhuận âm sau khi đã âm lợi nhuận trong quý I trước đó.

Cụ thể, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ của công ty ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 29 tỷ đồng - tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần lũy kế 6 tháng đầu năm đạt gần 59 tỷ đồng - giảm 9,2% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế quý II/2021 của công ty âm hơn 3,1 tỷ đồng - giảm 422,97% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân giảm lợi nhuận trong quý II/2021 chủ yếu do chi phí bán hàng tăng mạnh 32,16% so với cùng kỳ năm trước do cước tàu tăng đồng thời giá bán trong kỳ thấp khiến lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 167,85% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy cùng với việc công ty đã thua lỗ trong quý I/2021, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 của Thủy sản Mekong ghi nhận âm hơn 4,2 tỷ đồng.

Triển vọng 6 tháng cuối năm ra sao?

Các chuyên gia trong ngành nhận định, 6 tháng cuối năm 2021, công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn là nhóm ngành có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một trong những ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển, nhằm nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến.

Chế biến thủy sản: Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về sản xuất và  xuất khẩu thủy sản | VTV.VN

Trong bối cảnh dịch COVID-19, sự tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ trở thành điểm sáng trong ngành công nghiệp nói riêng, các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung.

Ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với nhiều dự án đang được đầu tư, triển khai; nhiều doanh nghiệp tập trung ở các ngành, trong đó có sản xuất, chế biến thực phẩm.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành mở rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang tạo ra sức hút với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Xuất khẩu thủy sản sang EU gặp khó trong 6 tháng cuối năm do COVID-19

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang EU chiếm tỷ trọng cao nhất với 52,5% tổng kim ngạch thủy sản sang thị trường này. Theo đó, trong số 486 triệu USD thì riêng thị trường EU đạt 256 triệu USD - tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này nếu nhanh chóng kiểm soát được dịch COVID-19 đang bùng phát ở TP. HCM và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, hiện nay vùng nuôi trồng, chế biến thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động xuất khẩu.

Cùng với đó, vấn đề thẻ vàng IUU, VASEP nhận định xuất khẩu thủy sản sang EU nửa cuối năm không thể duy trì tăng trưởng như nửa đầu năm. Theo ước tính của VASEP, thủy sản sang EU nửa cuối năm chỉ đạt khoảng 600 triệu USD - tăng 8% so với cùng kỳ, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2021 lên 1,087 tỷ USD - tăng 13% so với năm 2020.

Tự doanh CTCK tiếp tục chốt lời cổ phiếu ngân hàng phiên 21/7

Đồng pha với diễn biến khối ngoại, trong phiên giao dịch ngày 21/7/2021, dòng tiền tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng ...

Cẩn trọng rủi ro từ kênh đầu tư trái phiếu

Trước khi xuống tiền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần xem xét mức độ uy tín của tổ chức phát hành, ...

Dòng tiền cá nhân vào thị trường tăng mạnh, cổ phiếu MSB tiếp tục hút ròng

VN-Index giảm gần 3 điểm sau phiên tăng gần 30 điểm trước đó. Trong phiên này, nhà đầu tư cá nhân là bên mua ròng ...