Trong đó, 15.710 tỷ đồng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2024 còn dư sẽ được chuyển nguồn sang năm 2025 để bổ sung dự toán cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng quy định tại Nghị định số 178 và Nghị định số 67 của Chính phủ.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Bên cạnh đó, bổ sung 28.290 tỷ đồng dự toán thu ngân sách Trung ương năm 2025 từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương, đồng thời bổ sung tương ứng dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2025 để bổ sung dự toán cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện chi trả chế độ, chính sách cho các đối tượng quy định tại Nghị định số 178 và Nghị định số 67 của Chính phủ theo cơ chế thực hiện cải cách tiền lương.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, người thừa ủy quyền Thủ tướng trình bày tờ trình Chính phủ cho biết, các địa phương cần thêm khoảng 59.000 tỷ đồng để chi trả chế độ cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Trong đó, nguồn ngân sách địa phương khoảng 15.000 tỷ đồng, nguồn ngân sách Trung ương khoảng 44.000 tỷ đồng.
Cũng theo Nghị quyết, Chính phủ được chuyển 6.623 tỷ đồng từ nguồn dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương 2024 chưa phân bổ sang năm 2025, để thực hiện chính sách miễn học phí, và các nhiệm vụ phát sinh (di dời trụ sở mới, sửa chữa trụ sở, hệ thống hạ tầng thông tin...) cho các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương sau sáp nhập.
Trước đó, trên cơ sở số liệu sơ bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhu cầu kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách miễn học phí là khoảng 10.000 tỷ đồng, riêng năm 2025 (4 tháng năm học 2025-2026) là khoảng 4.500 tỷ đồng.