Đầu tư giá trị hay lướt sóng vào thời điểm này? - Ảnh 1.

Trả lời trong Talkshow Phố Tài chính trên VTV8 vừa kết thúc cách đây không lâu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, với sự sôi động của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư lướt sóng đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, vùng trống thông tin vẫn đang mang đến những rủi ro khó lường.

Theo ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng, CTCK MB (MBS), thị trường chứng khoán đang diễn ra sôi động, thanh khoản đang cao hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch COVID-19, thời điểm của năm 2019 hay 2018 với giá trị giao dịch mỗi phiên lên đến con số 20 - 30.000 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với xu hướng đầu tư trading ngắn hạn đang chiếm ưu thế.

Trên thực tế, trường phái đầu tư lướt sóng cũng như trường phái đầu tư lâu dài theo giá trị luôn luôn tồn tại song song trên thị trường và chúng bổ sung cho nhau đồng thời chúng tạo ra sự đa dạng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì nhà đầu tư cũng cần phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như là có năng lực đầu tư được nhào luyện qua nhiều năm.

Với các nhà đầu tư trading cổ phiếu và đầu tư mang tính ngắn hạn, cần phải lắng nghe hơi thở của thị trường. Đối với các nhà đầu tư sử dụng phương pháp trading, ông Tuấn nhấn mạnh việc nhà đầu tư cần theo dõi thêm các diễn biến về kinh tế vĩ mô và các thông tin liên quan đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương trên thế giới bởi đó là những các yếu tố có tác động đến hoạt động, biến động của thị trường và việc trading.

Tương tự, ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc CTCK Trí Việt (TVB) cho rằng, đối với các NĐT tổ chức thì họ quan tâm nhiều đến đầu tư giá trị để tìm kiếm các lợi nhuận ổn định và bền vững theo thời gian. Trong khi đó, phần lớn các NĐT cá nhân tại Việt Nam khi tham gia đầu tư thì đều có xu hướng đầu cơ lướt sóng để có lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.

Trong giai đoạn tiếp theo, các nhà đầu tư nên tập trung chú ý vào các công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt trong đại dịch như các ngành về chứng khoán, ngân hàng, thép, xi măng hoặc phân bón. Đây là những ngành, những cổ phiếu sẽ thu hút được dòng tiền, khi thị trường tăng trưởng trở lại sau những phiên điều chỉnh.

Trong khi đó, theo quan điểm của ông Võ Thế Vinh, Giám đốc Phân tích, CTCK GTJA Việt Nam, ở thời điểm hiện tại, thị trường vừa kết thúc mùa báo cáo tài chính quý II/2021 và rơi vào một vùng trống thông tin, vùng giá của hầu hết các cổ phiếu cũng cao hơn đáng kể so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là tại các nhóm ngành dẫn dắt, các nhóm ngành có tăng trưởng tốt ở trên thị trường.

Có một điểm lưu ý là thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao trong những phiên giảm điểm cho thấy hành động bắt đáy từ phía các nhà đầu tư (cả đầu tư giá trị lẫn đầu tư lướt sóng). Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp từ dịch COVID-19, do chưa thể xác định rõ xu hướng trong trung hạn hay dài hạn dẫn đến việc khó dự báo chuẩn xác những tăng trưởng chung đối với từng nhóm ngành. Chính vì vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc kỹ, chờ đợi vùng giá hấp dẫn để tích luỹ những cổ phiếu tốt.

Thị trường chứng khoán (1/9): Lực mua bán khá cân bằng, VN-Index tăng gần 5 điểm

Phiên giao dịch sáng 1/9/2021 kết thúc với việc VN-Index đi ngang trong biên độ hẹp. Nhà đầu tư đang đứng trước một kỳ nghỉ ...

Doanh nghiệp cảng biển tích cực mua sắm tàu vận tải chờ "sóng"

Việc thuê tàu hay đóng mới cũng chịu rủi ro khi thị trường vận tải đảo chiều hoặc được giao tàu khi nhu cầu không ...

Dòng tiền tự doanh đảo chiều trong phiên cuối tháng 8/2021

Trong phiên VN-Index tăng nhẹ lên mức 1.331 điểm, dòng tiền nhóm tự doanh công ty chứng khoán chuyển hướng bán ròng 168,4 tỷ đồng ...